Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

(DĐDN) – Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc diễn ra sáng 7/3, ông Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI cho biết, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam về các mặt hàng: máy tính và linh kiện, cao su thiên nhiên, than và gạo.

Thương mại song phương không ngừng phát triển

Phó Chủ tịch VCCI cho biết thêm, trong những năm qua, dưới sự nỗ lực của hai bên, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, Năm 2015, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD, tăng 14,8%; nhập khẩu 49,5 tỷ USD, tăng 13,3%; nhập siêu 32,4 tỷ USD, tăng 12,5%.

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương phát biểu tại diễn đàn

Tháng 01 năm 2016, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 5,23 tỷ USD, giảm 8,14% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,33 tỷ USD, tăng 1,05%; nhập khẩu 3,9 tỷ USD, giảm 10,9%; nhập siêu 2,58 tỷ USD, giảm 16,02%. năm 2015, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD, tăng 14,8%; nhập khẩu 49,5 tỷ USD, tăng 13,3%; nhập siêu 32,4 tỷ USD, tăng 12,5%.

Tháng 01/2016, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 5,23 tỷ USD, giảm 8,14% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,33 tỷ USD, tăng 1,05%; nhập khẩu 3,9 tỷ USD, giảm 10,9%; nhập siêu 2,58 tỷ USD, giảm 16,02%.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các mặt hàng chủ yếu như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xơ, sợt dệt các loại; rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, dầu thô, than đá, cao su, gạo, rau hoa quả, thủy hải sản….và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, may mặc, sắt thép, phân bón…

Về đầu tư, tính đến tháng 2/2016, số dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực là 1.336 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,387 tỷ USD đứng thứ 9 trong tổng số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án ở khắp cả nước Việt Nam, trong đó một số tỉnh thành phố thu hút đầu tư từ Trung Quốc nhiều như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Hưng Yên, Long An, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai – Đây là những địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Hầu hết các dự án đang được triển khai thuận lợi và thành công, mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp và hai nước.

Cũng theo Phó Chủ tịch VCCI, cuối năm 2015 khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đã chính thức được thực hiện liên quan đến 7.000 mặt hàng với thuế quan 0%. Ngày 04/02/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Các nước tham gia TPP xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng hóa của của các thành viên. Việt Nam với lợi thế về vị trí địa lý và cấu trúc kinh tế năng động đang trở thành một trong những trung tâm thương mại và là cửa ngõ đi vào thị trường rộng lớn của các nước ASEAN và của thế giới.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bà Linh Chiêu – Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Kinh tế Thương mại Quảng Tây – ASEAN cho biết, đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đến tham dự diễn đàn hôm nay gồm các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực: y tế, hàng nông sản, vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, đầu tư du lịch khách sạn… Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp hai bên tăng cường giao lưu, tìm hiểu thị trường, gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp cũng như tìm hiểu sản phẩm và cơ hội hợp tác với nhau, đóng góp tích cực vào quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp.

Bà Linh Chiêu cũng cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp, hai bên có nhiều tiềm năng để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và khắc phục hậu quả thiên tai.

Giới thiệu về chính sách phát triển hàng nông sản của Việt Nam, ông Phạm Công Dũng – Trưởng phòng Thương mại Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn. Cụ thể, các ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp như miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để xây nhà xưởng, hỗ trợ kinh phí quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, giao thông, thủy lợi nội đồng…, kinh phí đào tạo hướng dẫn cho nông dân sản xuất theo hợp đồng, cơ hội thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hoặc tạm trữ của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã đưa ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại diện của nông dân: Miễn hoặc giảm tiền thuê đất để xây nhà xưởng, ưu tiên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hoặc tạm trữ của Chính phủ; hỗ trợ chi phí thực tế về bảo vệ thực vật; hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, kinh phí tập huấn cho nông dân thực hiện sản xuất theo hợp đồng….

Theo Nam Phong (enternews.vn)

Từ khóa : Việt Nam – Trung Quốc,Đoàn Duy Khương,VCCI