HSBC: Việt Nam nên “quan tâm Mỹ, nhưng đừng quên Trung Quốc” trong thương mại

BizLIVE - Bị ảnh hưởng vì chính sách bảo hộ của Mỹ, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Việt Nam cũng sẽ giảm nhiều, từ đó tạo một lực cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, HSBC lưu ý.

 
Ảnh minh họa.
 
Thương mại là động cơ tăng trưởng của Việt Nam. Với khả năng cạnh tranh ngày càng giảm của Trung Quốc trong việc giảm bớt sản xuất công đoạn cuối, chủ yếu là do chi phí lương tăng vọt ở đại lục, Việt Nam tiếp tục giành được thị phần toàn cầu, đặc biệt là trong ngành điện tử và may mặc. 
Chính vì vậy, tại châu Á, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn duy trì kết quả hoạt động xuất khẩu sôi động trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu chậm chạp, ngân hàng HSBC nhận định trong báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô mới nhất. 
Vai trò quan trọng của xuất khẩu
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại trong khu vực. Biểu đồ đầu tiên cho thấy chốt chặn một năm khủng hoảng, hoạt động xuất khẩu đã đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng. Không chỉ vậy, xuất khẩu cũng đóng vai trò chính của nhập khẩu. Trong thực tế, nhập khẩu thường vượt qua xuất khẩu, trừ một vài điểm phần trăm từ mức tăng trưởng GDP.
 
Đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP (trái) và thặng dư thương mại (phải)
 
Do đó, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh thật quan trọng. Hơn nữa, xuất khẩu cũng khuyến khích các hoạt động trong nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thiên về xuất khẩu. Vai trò của xuất khẩu ở Việt Nam không hạn chế ở việc vượt qua hoạt động nhập khẩu; xuất khẩu còn đóng vai trò thúc đẩy đầu tư và giúp tạo ra thu nhập và tiêu thụ cao hơn.
TPP thất bại nhưng không phải tất cả đều mất hết. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều triển vọng. 
Chi phí gia tăng khiến Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với nhiều doanh nghiệp, và Việt Nam trở thành một đối thủ đáng gờm. Vị trí địa lý của Việt Nam là tầm quan trọng chiến lược cho các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trên địa bàn Đông Nam Á. 
Do đó, Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu lý tưởng để tiếp cận các thị trường trong khối ASEAN. Một thuận lợi khác nữa là Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động trẻ, với mức lương thấp và kỹ năng tay nghề ngày càng cao. 
Ngoài TPP...
Việt Nam đã là một phần của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời vào cuối năm 2015. Ý tưởng thành lập là đưa mười nước thành viên hướng tới một thị trường và một cơ sở sản xuất duy nhất với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, lao động, đầu tư và vốn.
Tuy nhiên, các quốc gia thành viên có thể phấn đấu hướng tới mục tiêu duy nhất theo chỉ thị của các chính phủ mỗi quốc gia, và một tầm nhìn chung có thể rất khó để đạt được khi mỗi nước ASEAN có rất nhiều điểm khác biệt,. Nhưng rồi sự tồn tại của AEC không có nghĩa là chỉ gói gọn trong đó. AEC đơn thuần là một bàn đạp để tiếp bước thêm nữa.
Tuy nhiên, một nghiên cứu chung của Tổ chức lao động quốc tế và ngân hàng phát triển châu Á đã đánh giá rằng nếu thỏa thuận được quản lý tốt trong thập kỷ tới, AEC có thể thúc đẩy nền kinh tế khu vực tăng 7,1% từ nay đến năm 2025 và tạo thêm 14 triệu công ăn việc làm. 
Và rồi còn có Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. Vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng 10/2016. 
Mặc dù đã giới hạn thêm về quy mô so với Hiệp định TPP, Hiệp định RCEP sẽ kết nối ba nền kinh tế đông dân nhất trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN. 
Hiệp định RCEP bao gồm những điều khoản thông thường của một hiệp định thương mại tự do như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và quyền bảo vệ tài sản trí tuệ. 
Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu cảnh báo rằng hiệp định ký kết cuối cùng sẽ cắt giảm bớt một số điều khoản do những miễn trừ cụ thể của từng quốc gia và giữ nguyên nhiều biểu thuế. 
Mặc dù có những hạn chế nhưng Hiệp định RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Thêm nữa, Hiệp định này sẽ cho phép sự hội tụ một cách hiệu quả những hiệp định đang có và từ đó loại bỏ hiệu ứng “tô mỳ”. 
Hiệu ứng “tô mỳ” lên quan đến sự tồn tại của những hiệp định song phương phức tạp khiến những điều khoản về xuất xứ, các mức thuế suất, những tiêu chuẩn, v…v…quá rắc rối và chồng chéo lên nhau, từ đó làm các doanh nghiệp khó có thể tận dung các hiệp định thương mại tự do ngay được. 
 
Trong ngắn hạn: quan tâm Mỹ, nhưng đừng quên Trung Quốc
Mỹ và Trung Quốc là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (theo thứ tự). Không cần phải nói, nếu như Mỹ bắt đầu giảm việc nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng có thể cảm thấy gánh nặng của lập trường hạn chế thương mại của Mỹ. 
Nếu điều đó xảy ra, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Việt Nam cũng sẽ giảm nhiều (đặc biệt là đối với các thành phần được sử dụng để tái xuất từ Trung Quốc đến Mỹ). Các tác động gián tiếp của chính sách thương mại hạn chế của Mỹ do đó cũng tạo một lực cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
 
Phụ thuộc xuất khẩu theo quốc gia (trái) và Tỷ trọng thương mại của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc (phải).
 
Vẫn cần thiết phải cải cách
HSBC cho rằng Việt Nam hiện tại vẫn đi theo cam kết thực hiện cải cách cấu trúc. Quốc hội đã thông qua ba mục tiêu cải cách 2016-2020, liên quan đến đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính. 
Về mặt đầu tư công, Chính phủ được thiết lập để cải cách mạnh chi tiêu ngân sách, bảo đảm sự an toàn của đầu tư công và tình hình tài chính quốc gia. 
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, mục tiêu là làm cho quá trình cải cách diễn ra "nhanh hơn và mạnh mẽ hơn" bằng cách thực hiện quá trình cổ phần hóa (tư nhân hóa) thật sự minh bạch và phù hợp với cơ chế thị trường. 
Các tổ chức tài chính sẽ tăng cường sức mạnh bằng cách đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ở các khoản nợ xấu và có ít nhất 12 đến 15 ngân hàng thương mại phù hợp với các tiêu chuẩn Basel II.
HSBC tin rằng nếu theo đuổi đúng lộ trình đó, những lợi ích đạt được từ quá trình cải cách này sẽ có kết quả tốt trong việc tăng cường các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đổi lại, nền kinh tế sẽ không dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài.

Theo LÊ HUYỀN (BizLive.vn)

Từ khóa : chính sách bảo hộ,hàng nhập khẩu,HSBC