Vì sao 178,000 cử nhân, thạc sĩ chưa có việc làm

178.000 cử nhân, thạc sĩ vẫn chưa có việc làm đúng chuyên ngành. Đó là thông tin do Jobstreet.com (mạng quảng cáo việc làm số 1 Đông Nam Á hiện đang có mặt tại Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia, Việt Nam) cung cấp mới đây - dựa theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội.

Hiện nay, cả nước với 90,5 triệu dân nhưng chỉ có 52.43 triệu người có việc làm (trên tổng số 69,2 triệu người trong độ tuổi lao động), khiến tỉ lệ lao động thất nghiệp trong nước là không quá cao. Tuy nhiên, 178,000 lao động mang bằng cử nhân, thạc sĩ vẫn chưa có việc làm lại là điều đáng lo ngại.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số sinh viên tốt nghiệp trong năm 2014-2015 là hơn 425.000 người. Những sinh viên mới ra trường này sẽ đóng vai trò là nguồn nhân lực trẻ, bổ sung cho thị trường tuyển dụng Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm dành cho sinh viên mới ra trường chưa được như mong muốn.

Tính đến nay, trong cả nước đã có 17,499 dự án FDI trong tổng số 448.148 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Khảo sát của JobStreet.com cũng cho thấy 65% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao trong nửa cuối năm 2015, đặc biệt là trong ba lĩnh vực Kinh doanh/Bán hàng, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật.

Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung vào phân khúc nhân viên chiếm 59%; nhân sự cấp cao, trưởng nhóm chiếm 21%. Chỉ có khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường sẽ dành cho phân khúc nhân sự mới ra trường, khiến vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lực trẻ này sẽ là thách thức lớn trong thời gian sắp tới.

Hiện nay, cả nước với 90,5 triệu dân nhưng chỉ có 52,43 triệu người có việc làm (trên tổng số 69,2 triệu người trong độ tuổi lao động), nên tỉ lệ lao động thất nghiệp trong nước là không quá cao. Tuy nhiên, 178.000  cử nhân, thạc sĩ vẫn chưa có việc làm lại là điều đáng lo ngại.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số sinh viên tốt nghiệp trong năm 2014-2015 là hơn 425.000 người. Những sinh viên mới ra trường (SV) này sẽ đóng vai trò là nguồn nhân lực trẻ, bổ sung cho thị trường tuyển dụng Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm dành cho SV chưa được như mong muốn.

Tính đến nay, trên cả nước có 17.499 dự án FDI trong tổng số 448.148 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại Việt Nam. Trong số này,  65% DN có nhu cầu tuyển dụng cao trong nửa cuối năm 2015, đặc biệt trong 3 lĩnh vực kinh doanh/bán hàng, công nghệ thông tin và kỹ thuật. Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung vào phân khúc nhân viên chiếm 59%; nhân sự cấp cao, trưởng nhóm chiếm 21%. Chỉ có khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường sẽ dành cho phân khúc SV. Ngay cả trong lĩnh vực sản xuất, được dự đoán sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn trong nửa cuối năm 2015 cũng chỉ dành 19% cơ hội cho SV, khiến vấn đề giải quyết việc làm cho nguồn lực trẻ này sẽ là thách thức lớn trong thời gian sắp tới.

 

Theo khảo sát của JobStreet.com mới đây với gần 3.000 SV thì có khoảng 69% nguồn nhân lực này chưa có việc làm. Trong khi đó, nghịch lý hơn, lại có đến 72% DN có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực này.

Điều này cho thấy, tại phân khúc nhân lực mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, trên thị trường vẫn có cả cung lẫn cầu. Tuy nhiên, SV vẫn không tránh khỏi “nỗi lo thất nghiệp”, bởi “mức lương cạnh tranh” của họ không còn là yếu tố tiên quyết khiến các DN cân nhắc nhiều trong tuyển dụng, mà kỹ năng và tỉ lệ “nhảy việc” mới là điều khiến các DN chú trọng hơn.

Đối với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Singapore, nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi tuyển dụng SV là mức lương. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ có 14% công ty quan tâm về chi phí lương, nhưng có đến 84% kỳ vọng vào chất lượng nguồn lực. Theo các DN tại Việt Nam, SV không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn cần nhiều thời gian để đào tạọ lại các kỹ năng. Điều này dẫn đến việc các DN vẫn có xu hướng tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm nhiều hơn.

Một yếu tố nữa cũng khiến nhà tuyển dụng ái ngại SV là đa số họ không “trung thành” với việc làm đầu tiên và thường có xu hướng “nhảy việc” sau một thời gian ngắn.

Mặt khác, trong xu thế liên kết sâu rộng với các cộng đồng kinh tế trong khu vực và quốc tế hiện nay, khả năng tiếng Anh được coi là kỹ năng cần thiết hàng đầu trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, theo JobStreet.com, chỉ có 5% SV mới ra trường tự tin về khả năng tiếng Anh và có đến 27% thừa nhận kém toàn diện về ngoại ngữ. Đây trở thành điểm yếu lớn, khiến nguồn lực lao động Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Qua đây có thể thấy được, kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố khiến nhà tuyển dụng cân nhắc, nhưng kỹ năng mới là điều khiến họ có đồng ý tuyển dụng ứng viên mới ra trường hay không.

Yếu kém về kỹ năng, non nớt về kinh nghiệm, kém tự tin về tiếng Anh  hiện đang là thử thách lớn nhất của phân khúc lao động mới tốt nghiệp tại Việt Nam – dẫn đến việc có đến 50% nguồn nhân lực này đang làm việc trái chuyên ngành – điều này sẽ khiến họ tốn nhiều thời gian để học lại những kỹ năng và kiến thức mới.

Qua những khảo sát trên có thể thấy, hiện nay tại Việt Nam, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong thời kỳ hội nhập không chỉ là vấn đề của giáo dục; mà còn là vấn đề lớn của cả thị trường nhân sự, tuyển dụng và doanh nghiệp.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, TGĐ Công ty Hưng Việt:

Đây là vấn đề rất lớn cần phải đào sâu và giải quyết rốt ráo vì liên quan đến việc giáo dục cho SV ngay từ khi còn ở bậc phổ thông.Theo tôi, nền giáo dục ở Việt Nam đang đi lạc hướng vì hầu như tất cả các ngành chỉ lo cấp bằng, chứ không phải là nơi đào tạo tư duy và sáng tạo.

Là giám đốc DN, khi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự, tôi không dựa vào bằng cấp mà dựa vào năng lực, yêu cầu các em biết tính toán và xử lý công việc qua quá trình thử việc cụ thể.

Với những người chưa có kinh nghiệm, tôi sẽ cho thực hành ít nhất 2 tháng, nếu em nào có khả năng tiếp thu sẽ được công ty đào tạo tiếp 6 tháng.

Công ty tôi chỉ yêu cầu trình độ là kỹ thuật viên biết sử dụng các phần mềm thiết kế. Tuy nhiên phần lớn các thí sinh có bằng tiến sĩ ở các nước Đông Âu về đều không đáp ứng được.

Theo tôi, để giúp các SV có được việc làm phù hợp,  các DN cần kiên nhẫn tuyển nhân sự mới theo chế độ tập sự và tạo cơ hội cho các em phát triển. Ngược lại, các SV phải biết học hỏi và thể hiện bản thân thì mới có thể khẳng định được mình trong công việc

 

Bà Ashley Ngô – Chủ tịch AR group:

Hiện nay, SV không tìm được việc không có nghĩa là DN có đủ nhân sự. Ở công ty chúng tôi vẫn đang cần những người biết làm việc một cách rõ ràng, sáng tạo và hiệu quả. Chúng tôi sẵn sàng đào tạo các kỹ năng cho các em; ngược lại, chúng tôi cũng mong các em sẵn sàng học hỏi thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Để giải quyết những nghịch lý về nhân sự nói trên, nên chăng có một tổ chức đứng ra làm cầu nối giữa DN và trường học - để có thể hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm và thậm chí thực tập tại các DN nhằm giúp các em định hướng và trang bị được kỹ năng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Ông Lê Trung Nam – Phó chủ tịch Công ty Thái Dương:

Qua nhiều năm làm công tác tuyển dụng, tôi thấy phần lớn SV thiếu kỹ năng, thậm chí cả kỹ năng tìm việc. Về hồ sơ, các em thường sử dụng các mẫu hồ sơ có sẵn nhưng không nghiên cứu kỹ, nên thông tin cung cấp cho nhà tuyển dụng rất sơ sài. Hồ sơ chủ yếu khai báo nhân thân là chính, không thể hiện được các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang cần, thậm chí thiếu cả ảnh 3x4. Có những vị trí, tôi nhận được trên 600 hồ sơ nhưng chỉ có thể xem xét chưa đến 40 hồ sơ do các hồ sơ còn lại không đủ thông tin.

Bên cạnh đó, có nhiều SV nộp hồ sơ một lần ở rất nhiều công ty để mong tăng cơ hội tìm việc, nhưng không tìm hiểu về công ty và công việc đang tuyển dụng. Vì vậy, khi phỏng vấn, các SV không thể hiện được sự quan tâm nghiêm túc đến vị trí mà mình ứng tuyển.

Khi được nhận thử việc, đa số SV cũng rất thụ động, được yêu cầu gì thì làm nấy, nên tỷ lệ trụ lại sau thời gian thử việc thường không cao. Điều này có thể do các SV bị ảnh hưởng trong quá trình học tập, chưa có điều kiện hoặc sức ép để chủ động.

Chị Trần Thụy Thanh Trúc – Trợ lý giám đốc Marketing- Communications, Khách sạn New World Saigon

Trong thời buổi kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay, các DN sẽ rất cẩn trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và giữ chân nhân viên giỏi. Ngoài trình độ và bằng cấp là những yếu tố tối thiểu để xin việc, họ cần biết năng lực làm việc cá nhân, theo đội, nhóm; thái độ hành xử trong công việc khi đặt dưới áp lực, và trên hết là mức độ trung thành, sẵn sàng cống hiến cho công ty của người lao động đến đâu.

Vì vậy, nếu SV không xác định được mình đang ở vị trí nào trên thị trường lao động thì rất khó để tìm công việc và nguồn thu nhập như mong muốn. 

Theo Ngày mới Saigon- NXB Thanh Niên

Từ khóa : cử nhân,thạc sĩ,Jobstreet.com