Xây dựng thương hiệu từ A-Z: Làm sao để khiến người dùng bảo vệ thương hiệu như chính công ty của mình

Chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn về thương hiệu, tạo dựng thương hiệu, bản sắc, và cách bạn có thể tạo dựng doanh nghiệp của mình trở nên thành công ở những lĩnh vực này.

Trước khi bạn bắt đầu phát triển việc kinh doanh, mọi người đều nói với bạn rằng bây giờ là thời điểm quan trọng để xây dựng một "thương hiệu" và có "bản sắc thương hiệu"... nhưng những điều đó có nghĩa là gì? Có sự khác biệt nào giữa thương hiệu và bản sắc thương hiệu?

Nếu bạn từng thử tìm kiếm những chủ đề này thì có thể bản thân thậm chí còn bối rối hơn. Do vậy, chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn về thương hiệu, tạo dựng thương hiệu, bản sắc, và cách bạn có thể tạo dựng doanh nghiệp của mình trở nên thành công ở những lĩnh vực này.

Thương hiệu

Khi nghe đến từ này, mọi người thường nghĩ đến một logo cụ thể - có lẽ bạn đã thấp thoáng nhìn thấy hình ảnh logo của Starbucks hay chữ "M" của McDonald’s? Thật ra, một thương hiệu không chỉ là logo vì từ brand này bao quát cả dịch vụ khách hàng cũng như cảm nhận của khách hàng về một công ty nhất định. Đôi khi, nó có thể là cảm nhận bản năng - tốt hay xấu - mà chúng ta có với các doanh nghiệp.

Với suy nghĩ này, chúng ta có thể định nghĩa "thương hiệu" như là một tài sản vô hình của một công ty. Hơn cả một sản phẩm mà khách hàng có thể cảm nhận, chạm vào và sử dụng, nó hoàn toàn vô hình. Với nhiều chuyên gia, họ mô tả thương hiệu như là mối quan hệ cảm xúc mà một doanh nghiệp có với khách hàng.

Không chỉ là một sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng mong muốn phát triển sự kết nối với các công ty. Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói một cách cực kỳ chắc chắn về một thương hiệu hoặc sản phẩm chưa? Hãy thử nói với những người uống Starbucks rằng có một lựa chọn tốt hơn ngay bên kia đường. Các công ty tuyệt nhất có thể thuyết phục khách hàng tin vào công ty của mình giống như các thành viên sáng lập.

Nếu chúng ta xem cuộc chiến giữa Apple và Samsung là một ví dụ, người tiêu dùng của mỗi bên cực kỳ đam mê thiết bị tiên tiến hơn. Từ quan điểm công nghệ, cả hai thiết bị đều tương đương - cả hai đều có camera chất lượng cao, đều cho phép gọi điện thoại, nhắn tin và sử dụng các ứng dụng. Tuy nhiên, người dùng của mỗi bên sẽ bảo vệ công ty mà họ đã chọn như thể đó là công ty riêng của họ... Đây là sức mạnh của một thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu

Nếu một thương hiệu là vô hình, vậy độ nhận diện thương hiệu là gì? Đây là những gì chúng ta đã thảo luận trước đó về chữ "M" của McDonald’s vì nó là tất cả những gì chúng ta thấy từ một thương hiệu. Điều này bao gồm tất cả các khía cạnh trực quan như:

● Logo

● Màu sắc

● Thiết kế kiểu chữ

● Bao bì

● Đồ họa truyền thông xã hội

● Thiết kế tờ rơi

Một thương hiệu sẽ thành công nếu họ không có bản sắc riêng chứ? Không hề. Nếu nhắc đến Coca-Cola, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến màu đỏ. Tại sao? Bởi vì màu đỏ được sử dụng ở tất cả mọi nơi mà cái tên này được nhắc đến. Cho dù đó là trên các xe tải, chai, cốc, biển quảng cáo, quảng cáo trên TV, các trang truyền thông xã hội... Đây là một ám thị nhận thức của Coca-Cola vì họ muốn xây dựng bản sắc của mình.

Nếu sử dụng màu sắc và thiết kế khác cho những chất liệu tiếp thị khác nhau thì sự tác động sẽ không mạnh mẽ được như vậy. Tuy nhiên, nó không chỉ là màu sắc vì tên tuổi của họ luôn được in với cùng một kiểu chữ và họ thường sử dụng hình bóng của một cái chai để thu hút người dùng.

Xây dựng thương hiệu

Cuối cùng, bất cứ khi nào bạn đọc về việc xây dựng thương hiệu, có một thuật ngữ dường như luôn đi kèm với chủ đề này: xây dựng. Thay vì là "tạo ra" hay "thiết kế ra" một thương hiệu, chúng ta phải "xây dựng" một thương hiệu. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu, quy trình này được gọi là "xây dựng thương hiệu" và đây là lời khuyên mà chúng tôi sẽ cung cấp ngày hôm nay.

Cho dù là bạn chuẩn bị ra mắt một công ty mới hay bạn vừa nhận ra tầm quan trọng của quy trình xây dựng thương hiệu, chúng tôi có một số lời khuyên dưới đây:

Bước 1:  Nhận diện đối tượng và đối thủ của bạn

Đối tượng trọng tâm của bạn là ai? Sản phẩm/ dịch vụ của bạn được thiết kế cho ai? Ai là đối thủ của bạn trong thị trường này? Những công ty nào đang nhắm vào cùng nhóm đối tượng với bạn? Nếu bạn biết câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn sẽ ở vị thế tốt trong suốt quá trình còn lại.

Nếu thấy không chắc chắn về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tìm kiếm dịch vụ của mình trên Google và xem thông tin có được của công ty khác. Bạn có thể đọc các đánh giá trực tuyến để xem mọi người đang nói về ai. Bạn có thể đóng vai trò là khách hàng và xem bạn tìm thấy được ai. Hoặc bạn có thể chỉ cần hỏi khách hàng của bạn những nhãn hiệu mà họ biết trong cùng lĩnh vực. Bạn cần chú ý:

● Những thương hiệu tốt nhất và nổi tiếng nhất trong thị trường của bạn.

● Đối tượng khách hàng dễ tiếp cận nhất.

● Mối quan tâm của khách hàng và cách họ bộc lộ chúng qua các loại hình ngôn ngữ.

Bước 2: Chọn việc cần tập trung

Đối với các doanh nghiệp mới, một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất là thử và làm hài lòng mọi thị trường. Như người xưa vẫn nói, "một nghề cho chín, còn hơn chín nghề." Thật không may, người tiêu dùng đang tìm kiếm những người giỏi nhất, họ muốn một công ty chuyên về những gì họ cần không phải là một công ty có thể cung cấp cho họ dịch vụ họ muốn.

Một khi bạn biết được trọng tâm của mình, bạn bắt đầu tìm hiểu USP (điểm bán hàng độc nhất) cũng như tính cách của bạn. USP của bạn trả lời cho câu hỏi: Tại sao người tiêu dùng chọn bạn thay vì những bên khác? Bạn có thể hiểu ưu điểm của mình bằng cách lấy giấy và viết ra một số từ bạn thấy liên kết với thương hiệu của bạn. Bạn có thể mô tả như chu đáo, hiệu quả, nghệ thuật, chuyên nghiệp, hữu ích, tự tin, một kẻ dẫn đầu, tháo vát, năng nổ, … không? Bài tập đơn giản này cho phép bạn bắt đầu suy nghĩ về những phẩm chất mà bạn muốn thương hiệu của mình có.

Bước 3 : Chọn một cái tên, kiểu chữ và màu sắc

Đối với những người chưa chọn tên doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn đừng hoảng sợ. Như chúng tôi đã phát hiện ra trong hướng dẫn này, một thương hiệu không chỉ là một cái tên... mà còn ảnh hưởng đến mọi quyết định khác mà bạn phải đưa ra về logo, màu sắc, đăng ký nhãn hiệu, tiếp thị, …

Mặc dù chúng tôi có thể cung cấp lời khuyên phù hợp cho bạn thông qua hướng dẫn này, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian, suy nghĩ về doanh nghiệp của bạn, xem xét USP của bạn và không làm quá lên. Trong khi một số công ty chọn tạo ra một từ, như Sony chẳng hạn, thì các công ty khác chọn phép ẩn dụ, mô tả, thay đổi các từ hiện có, kết hợp hai/ba từ và từ viết tắt.

Về mặt phông chữ, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng một số phông chữ phù hợp với một số doanh nghiệp nhất định. Ví dụ, một số phông chữ cho thấy sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong khi những phông chữ khác cho thấy sự sáng tạo và hài hước. Do đó, bạn sẽ cần cân nhắc những từ bạn đã viết trong bài tập về ưu điểm trước đó của chúng tôi.

Cuối cùng, chúng ta có logo sẽ chứa hình dạng và màu sắc bạn muốn. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng những quyết định này sẽ không thực sự ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn quá nhiều, nhưng bạn phải biết được rằng thương hiệu chính là về nhận thức. Người tiêu dùng sẽ nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn như thế nào? Dưới đây chúng tôi có một vài ví dụ cho nhận thức về hình dạng và màu sắc:

● Cạnh Sắc - Nhiều cạnh sắc nét cho thấy sự ổn định nhưng cũng có thể ngăn chặn sự kết nối thực sự với người tiêu dùng.

● Hình Tròn - Một logo tròn sẽ dễ nhìn hơn và có thể gợi ý về sự thống nhất và cộng đồng.

● Màu Đen - Nếu bạn chọn một logo trắng đen, người tiêu dùng sẽ thấy công ty bạn là một công ty hiện đại và không có việc làm vô nghĩa.

● Màu Hồng - Dù đúng hay sai, có một mối liên quan tiền thức giữa màu hồng và các nhãn hiệu dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, không có nghĩa là màu hồng không thể được dùng để thể hiện sự sang trọng

● Màu Nâu - Ngày nay, các công ty dường như không còn ưa chuộng sử dụng màu nâu. Có chăng bạn có thể sử dụng màu này để thương hiệu đặc biệt hơn?

Bước 4 : Hãy nhờ giúp đỡ và phải nhất quán

Nếu bạn đang thực sự phải vật lộn với quá trình sáng tạo này, thì không có gì sai khi thuê một chuyên gia thiết kế và nhận sự trợ giúp. Miễn là bạn truyền đạt nội dung của doanh nghiệp và những gì bạn muốn có được, những người có kinh nghiệm sẽ biết cách biến điều này thành một bản sắc thương hiệu. Khi bạn đã có màu sắc, phông chữ và logo của mình, bước tiếp theo là phải nhất quán sử dụng các màu sắc/ phông chữ này bất cứ khi nào bạn xuất hiện trước mặt người tiêu dùng. Cho dù nó chỉ là một tiêu đề Twitter, điều này sẽ giúp tăng nhận thức về thương hiệu của bạn và nó sẽ khiến khách hàng nhớ thương hiệu của bạn.

Ở mọi thời điểm, điều quan trọng là phải thực hiện chính xác bản sắc thương hiệu của bạn vì nó sẽ giúp kết nối người tiêu dùng với bạn. Cũng như logo của bạn, hãy tạo các bài viết trên blog và các bài đăng xã hội với tính cách của bạn trong đó. Nếu bạn nhớ được điều này, thời điểm bạn có được người say mê sản phẩm/dịch vụ của bạn giống bạn sẽ không xa.

Mai Lâm

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Medium

Theo cafebiz.vn

Từ khóa : Xây dựng thương hiệu, người dùng, bảo vệ thương hiệu