Chuỗi khách sạn OYO liên kết với Grab thâm nhập thị trường Đông Nam Á

(Thế giới tiếpthị.vn) - Theo CrụnchBase, OYO là một chuỗi khách sạn hoạt động tại nhiều thành phố trên khắp Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc và Nepal. OYO làm việc và thực hiện quyền kiểm soát chặt chẽ các khách sạn đối tác để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách du lịch.

Mạng lưới của công ty bao gồm các thành phố lớn, trung tâm thương mại, các điểm giải trí hàng đầu cũng như các khu vực hành hương.

OYO có doanh thu khoảng 400 triệu đô la hàng năm. OYO đã cách mạng hóa ngành khách sạn ở Ấn Độ bằng cách thúc đẩy tiêu chuẩn hóa dịch vụ, sự tiện nghi và những trải nghiệm trong phòng và các ứng dụng độc quyền để quản lý hàng tồn kho, dịch vụ phòng, quản lý doanh thu và quản lý quan hệ khách hàng.

Nhận đầu tư và hoạt động mua lại

Oyo, nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến hàng đầu Ấn Độ. Ảnh: Financialexpress.com.

OYO đã huy động được tổng cộng 1,7 tỷ đô la đầu tư qua 11 vòng. Lần nhận đầu tư mới nhất của OYO được thực hiện vào ngày 14 tháng 2 năm 2019 với vong vòng đầu tư series E (các công ty nhận đầu tư theo vòng, bắt đầu từ vòng A). Tính đên nay, OYO được đầu tư bởi 18 nhà đầu tư. Didi Chuxing và quỹ SoftBank Vision là những nhà đầu tư gần đây nhất.

OYO cũng đã đã thực hiện mua lại 3 tổ chức. Thương vụ gần đây nhất của họ là mua lại Weddingz vào ngày 13 tháng 8 năm 2018. OYO đã sử dụng 44 sản phẩm và dịch vụ công nghệ bao gồm: Google Analytics, WordPress và G Suite (trước đây là Google Apps for Work) cho hoạt động phát triển dịch vụ của mình.

Đối thủ cạnh tranh

Khá giống với dịch vụ đúng thời điểm được cung cấp bởi Uber, các khách sạn OYO cam kết cung cấp tiêu chuẩn hóa cho 30 dịch vụ trong mỗi phòng bao gồm wifi và bữa ăn sáng miễn phí, ti vi màn hình phẳng, khăn trải giường màu trắng tinh khiết với một số chủ đề nhất định, đồ vệ sinh có thương hiệu, vòi sen 6 inch, khay đựng đồ uống, v.v. Các tiêu chuẩn được kiểm tra vài ngày một lần nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mọi khách hàng.

Ritesh Agarwan, nhà sáng lập trẻ tuổi của Oyo. Ảnh: yosuccess.com.

Phân khúc du lịch giá rẻ của Ấn Độ đã xuất hiện với một loạt các khoản đầu tư vào những loại hình kinh doanh giống OYO. Chẳng hạn, nền tảng quản lý khách sạn Treebo có trụ sở tại Bangalore, đã được thành lập bởi 3 người sáng lập trong đó có hai cựu giám đốc của McKinsey chỉ vài tháng trước đây đã nhận được 6 triệu đô la vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư bao gồm Matrix Partners và SAIF Partners. Chuỗi khách sạn chi phí rẻ, homestay và nhà khách tổng hợp StayZilla đã huy động 20 triệu đô la từ Nexus Venture Partners and Matrix Partners.

Mô hình kinh doanh

Trong khi các công ty công nghệ khác như Airbnb cũng đang tạo dấu ấn ngày càng tăng tại Ấn Độ thì Agarwal (nhà sáng lập của OYO) nói rằng thị trường cho thuê ngắn hạn của Ấn Độ cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản mà hệ thống xếp hạng hoặc đánh giá chỉ đáp ứng trong một số thời điểm. Trong khi Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác từ lâu đã có các chuỗi hệ thống như Best Western hoặc Ibis, ông lập luận rằng thị trường khách sạn Ấn Độ vẫn còn thiếu trong lĩnh vực này.

Ông so sánh Airbnb với một mô hình giống Sidecar (dịch vụ thuê xe theo yêu cầu), trong khi OYO có cách tiếp cận giống Uber hơn, nơi họ tập trung vào sự hài lòng tức thời và tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu. Tại OYO, khách hàng có thể đặt phòng theo yêu cầu mà không cần chờ hồi âm từ chủ nhà và họ có thể đăng ký phòng và trả phòng ngay lập tức thay vì ngồi chờ tại quầy.

Mở rộng đối tác thâm nhập vào Đông Nam Á

Grab, công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại tại các quốc gia Đông Nam Á, đã thực hiện khoản đầu tư đầy tham vọng sau khi công ty này đầu tư vào mạng lưới khách sạn OYO có trụ sở tại Ấn Độ với số tiền 100 triệu đô la. Khoản đầu tư này là một phần của vòng đầu tư Series E trị giá 1 tỷ USD do Quỹ Vision SoftBank góp vào Grab vào tháng 9.

OYO trở thành đối tác của Grab để thâm nhập thị trường Đông Nam Á. Ảnh: www.siasat.com.

“Chúng tôi có thể xác nhận khoản đầu tư vào OYO”, một phát ngôn viên của Grab nói với TechCrunch.

Giao dịch với OYO không chỉ nhằm vào thị trường nội địa của Ấn Độ mà còn hướng đến 8 quốc gia ở Đông Nam Á. Hoạt động kinh doanh của OYO tập trung nhiều vào Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng công ty cũng hoạt động ở Nepal, Malaysia và gần đây nhất là Anh.

Thỏa thuận của vòng Series E đó nhằm mục đích tài trợ cho các kế hoạch tăng trưởng tại thị trường quốc tế và Grab sẽ hợp tác chặt chẽ với công ty để giúp mở rộng sự hiện diện của công ty này ở thị trường Đông Nam Á, một khu vực có hơn 650 triệu người tiêu dùng và nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.

Theo TechCrunch, Grab bị thu hút trong hoạt động hợp tác với OYO chủ yếu do tiềm năng tăng cường dịch vụ GrabPay của công ty. Mục tiêu cốt lõi ở đây là GrabPay có thể trở thành phương thức thanh toán được ưu tiên tại OYO ở khu vực Đông Nam Á, từ đó thúc đẩy tham vọng của Grab, thống trị không gian thanh toán di động trong khu vực.

OYO tuyên bố có hơn 10.000 khách sạn được nhượng quyền hoặc cho thuê trong mạng lưới của họ trải dài trên 350 thành phố trên khắp năm quốc gia (mặc dù phần lớn tập trung ở Ấn Độ và Trung Quốc). Tại các quốc gia còn lại, OYO cho biết họ cung cấp 87.000 phòng tại 171 thành phố sau khi ra mắt vào tháng 6 năm 2018.

Thị trường Đông Nam Á là bước tiếp theo nơi OYO đã có mặt tại Malaysia và Grab cũng có thể mang lại sự hỗ trợ cần thiết để tiếp cận khách hàng bằng cách đưa dịch vụ của OYO vào nền tảng trong ứng dụng của Grab. Nhiều tháng sau khi thỏa thuận mua lại mảng kinh doanh địa phương của Uber, để đổi lấy 27,5% cổ phần, Grab đã tung ra một nền tảng được thiết kế để tổng hợp các dịch vụ trong khu vực nhằm cung cấp cho hơn 110 triệu người dùng đã đăng ký những dịch vụ mà họ yêu thích. Điều đó có thể giúp các hai công ty truy cập vào cơ sở dữ liệu người dùng của Grab, mặc dù một số người dùng đã phàn nàn rằng ứng dụng Grab đang ngày càng lộn xộn với các dịch vụ và thông tin bổ sung ngoài dịch vụ vận chuyển cơ bản.

Theo thegioitiepthi.vn

Từ khóa : Chuỗi khách sạn, OYO, Grab, thị trường Đông Nam Á