Gọi vốn được 86 triệu USD, nhân viên tăng trưởng 257% mỗi năm, gần 2 triệu người theo dõi trên Instagram, công ty này đã làm gì mà thành công đến vậy?

Một trong những câu chuyện về thành công qua mạng xã hội ấn tượng nhất thời gian gần đây là công ty mỹ phẩm Glossier.

CEO kiêm nhà sáng lập của công ty, Emily Weiss, đã trở thành một biểu tượng cho nhiều nhà tiếp thị trong những năm qua.

"Glossier đã nhanh chóng tạo dựng vị trí của mình trong thị trường sản phẩm làm đẹp. Từ khi ra mắt, công ty đã thu hút được 86 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm, và đã lọt vào danh sách các công ty đột phá trong ngành bán lẻ. Theo LinkedIn, Glossier là ‘công ty phát triển nhanh nhất trong danh mục này trong 12 tháng qua, ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng nhân viên hàng năm là 257%"

Thậm chí nếu bạn chưa phải là người hâm mộ của Glossier, thì bạn cũng đã nghe qua người bạn nào đó nói về sản phẩm, lướt qua quảng cáo trên mạng xã hội hoặc đọc về việc công ty được công nhận về thành tích đổi mới.

Một phần sức hấp dẫn của sự thành công của Glossier là sự bí ẩn của hãng: Làm sao họ có thể có được số lượng khách hàng trung thành lớn như vậy một cách nhanh chóng? Một thương hiệu làm đẹp làm gì để thu hút 1,9 triệu người theo dõi trên Instagram, và còn tăng nữa trong chưa đầy 5 năm ra mắt?

Phần lớn trong sự thành công của Glossier trở lại với một trong những thuật ngữ nổi bật - "tính xác thực của thương hiệu".

Nếu bạn cho bất kỳ người mua sản phẩm làm đẹp nào thuộc thế hệ Millennial xem hồ sơ Instagram mà không có chú thích, họ vẫn có thể ngay lập tức xác định đó là Glossier. Chú ý, ở đây chúng ta chỉ nói về Instagram. Công ty đặc biệt chú trọng vào Instagram, vì đó là nơi mà đối tượng khách hàng tiềm năng của họ dành phần lớn thời gian.

Bạn có muốn học bí mật thành công của Glossier trên Instagram? Tò mò làm thế nào doanh nghiệp của bạn có thể bắt chước chiến thuật của họ?

Dù bạn là một thương hiệu B2C như Glossier, hay là một công ty B2B, bạn có thể học hỏi được nhiều điều từ phương pháp tiếp thị qua mạng xã hội của công ty này. Sau đây là 3 điều Glossier đã thực hiện.

1. Hòa nhập

Glossier nắm bắt được cá tính của người mua hàng.

Một bức selfie, một ảnh chế, một đoạn phim động vật đáng yêu. Glossier điều tra, và họ biết được rằng đối tượng tiếp cận của họ có cả một bảng tin toàn những thứ này. Như vậy, công ty đem đến cho khách hàng những gì họ như ảnh hoa đẹp, ảnh chế, động vật dễ thương,..

Điều đáng chú ý là phần lớn những bài đăng của Glossier liên quan đến sản phẩm của họ, giúp xây dựng thương hiệu, nhưng nó có thêm các bức ảnh xu hướng và liên kết với thương hiệu của họ.

Ví dụ, bức hình bên trái là những gì Glossier sử dụng khi muốn cho người xem biết về các sản phẩm đã có hàng.

Không, tôi không bảo công ty phần mềm HR của bạn bỏ hết mọi thứ và đi đăng mấy bức ảnh tự sướng đáng yêu mỗi sáng. Mà đó là cách tiếp cận nêu bật tầm quan trọng của việc hiểu được người dùng, hình dung các hoạt động trên bảng tin của họ mỗi ngày, và cố hòa nhập vào đó. Glossier hoạt động hệt như những gì khách hàng của họ muốn.

2. Họ vẫn là một thương hiệu

Bảng màu rất hữu ích trong việc xây dựng thương hiệu. DesignAdvisor cho biết 80% việc nhận diện thương hiệu thường đến từ nhận diện màu sắc.

Theo cách tiếp cận của mình, Glossier về cơ bản đã dành phần lớn thị trường cho màu hồng và màu xám nhạt, thúc đẩy nhận diện thương hiệu. Hiện nay nhiều người biết đến các nội dung của Glossier thông qua bài đăng hình ảnh.

Dù là bạn tiếp thị cho khách hàng thường xuyên, hay một doanh nghiệp hợp tác, có một nhãn hiệu dễ nhận biết sẽ giúp bạn gia tăng uy tín và cải thiện danh tiếng cũng như nhận thức rộng rãi hơn.

3. Tập trung vào cộng đồng

Theo Weiss, gần 80% người tiêu dùng hiện được bạn bè giới thiệu biết đến thương hiệu: "Giờ đây thông qua mạng xã hội, chúng tôi có thể kết nối bạn với nhiều thành viên trong cộng đồng của chúng tôi, và yếu tố xã hội được kích hoạt theo cách khác hẳn khi bạn mua gì đó trên mạng."

Glossier xử lý vấn đề này thế nào?

Glossier cố gắng thường xuyên tương tác với người dùng trên Instagram và đem họ lại gần nhau hơn.

Lấy ví dụ là "Top 5" điểm nhấn Instagram Story của Glossier làm ví dụ. Công ty tìm ra top5 bài đăng mà họ được gắn thẻ trong tuần, sau đó họ đăng từng bài một lại trên Story và lưu nó vào Highlight cụ thể trong hồ sơ.

Trong bài đăng lại, Glossier gắn thẻ cả người đăng ban đầu để bất kỳ ai nhìn thấy bài đăng có thể kết nối với người dùng đó trên mạng xã hội.

Nhưng họ không chỉ dừng lại ở phần Điểm Nhấn, Glossier cũng làm điều tương tự với "Resolutions" Highlight theo mùa, kết nối người dùng qua việc chia sẻ việc chỉnh ảnh của họ qua Instagram.

Điều này giúp mở rộng cộng đồng xung quanh thương hiệu, kết nối những người hâm mộ hàng đầu với nhau, và tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm và đam mê với sản phẩm của họ.

Có nhiều thứ xảy ra trên trang Instagram của Glossier và bạn có thể học được nhiều điều từ cách công ty tiếp cận và kết nối với khách hàng. Rõ ràng là họ biết rõ họ đang làm gì - Glossier đã tích lũy được một lượng người theo dõi lớn trên Instagram, và và tiếp tục mở rộng cộng đồng của mình qua các bài đăng và sự tham gia của cộng đồng.

Mộc Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/SMT

Theo cafebiz.vn

Từ khóa : Gọi vốn, Instagram, Emily Weiss