Không phải các tập đoàn quốc doanh, đây mới là hệ thống doanh nghiệp lèo lái nền kinh tế Đức

Nếu Hàn Quốc có những tập đoàn gia đình trị hùng mạnh-Chaebol- thì Đức cũng có những Mittelstand. Dù hầu hết những công ty này thuộc dạng vừa và nhỏ nhưng họ mới là xương sống của nền kinh tế Đức.

Tại Đức, người ta thường liên tưởng tới những tập đoàn lớn như BMW, Siemens hay Bayer khi nói về những doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, có lẽ mọi người sẽ phải xem xét lại những cái tên như Rimowa, Jungbunzlauer hay Strama-MPS.

Đây là những công ty dạng nhỏ và vừa tại Đức nhưng có kết quả kinh doanh vượt trội so với những ông lớn trên thị trường.

Hầu hết những công ty trên thuộc loại gia đình trị và không công khai báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của hiệp hội các ngân hàng Đức (GSBA) cho thấy những công ty vừa và nhỏ tại đây có mức lợi nhuận cận biên bình quân là 7,3% năm 2015, cao hơn mức 6,3% của các công lớn trên thị trường.

Số liệu của GSBA cũng cho thấy 300.000 công ty được theo dõi đã tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi trong 13 năm qua, ấn tượng hơn rất nhiều so với những thương hiệu nổi tiếng khác tại Đức.

Số doanh nghiệp Đức đứng đầu ngành kinh doanh trên toàn cầu (xanh) và dân số (cam). Thủ đô Đức chỉ đứng thứ 4.

Những công ty gia đình trị này, hay còn gọi là Mittelstand tại Đức, thường có độ chuyên nghiệp cao trong công việc và là xương sống của nền kinh tế Đức. Quốc gia này đứng thứ 4 trên thế giới về độ lớn của nền kinh tế nhưng lại chỉ có 28 tập đoàn lớn được xếp hạng trong Fortunes 500, thấp hơn rất nhiều so với Anh và Pháp.

Tuy nhiên, nếu xem xét những công ty nhỏ và vừa dẫn đầu trong các thị trường thì Đức lại có đến 1.307 doanh nghiệp, cao gấp 9 lần tổng số Anh và Pháp cộng lại.

Những Mittelstand này của Đức đóng vai trò chủ chốt trong những ngành như điện thoại di động, thức ăn cá cảnh hay những phụ kiện đắt tiền nhất cho tai nghe... Vậy điều gì khiến những công ty này trở nên thành công như vậy dù họ không mấy được thị trường toàn cầu biết đến tên tuổi?

Nhiều chuyên gia ra cho rằng những công ty này có định hướng kinh doanh, cơ cấu tổ chức và quyền sở hữu khác nhau nhưng chính sự chuyên nghiệp trong văn hóa làm việc khiến các công ty này có được thành công thầm lặng vượt trội so với các thương hiệu nổi tiếng.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Winfried Weber cho rằng chính mô hình quản lý hiện đại, cấu trúc đơn giản, sáng tạo và có tính liên kết cao giữa các nhân viên và nhà quản lý mới làm nên thành công bất ngờ cho những Mittelstand này.

1. Uy tín, chất lượng

“Chúng tôi muốn trở thành công ty tốt nhất trong lĩnh vực này”, “Chúng tôi muốn gắn bó lâu dài trong ngành này”...Đây là những câu mà mọi người thường xuyên nghe thấy khi nói chuyện với các doanh nghiệp gia đình trị cỡ nhỏ và vừa ở Đức.

Rõ ràng, uy tín và chất lượng là điều làm nên thành công cho các công ty này không kém những thương hiệu lớn. Ví dụ như tại hãng sản xuất máy móc Heidelberger Druckmaschinen, khách hàng vẫn có thể đặt mua bộ phận thay thế cho một chiếc máy in có tuổi thọ 100 tuổi được sản xuất bởi công ty.

Chính điều này đã gửi một cam kết vô cùng mạnh mẽ đến các khách hàng làm việc với những công ty gia đình trị ở Đức.

Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của các công ty vừa và nhỏ tại Đức (xanh) nhiều hơn so với các tập đoàn lớn (cam)

Mặc dù là những công ty dạng nhỏ và vừa nhưng các Mittelstand này cung cấp các công nghệ thích hợp nhất cho khách hàng của họ với kỹ thuật không kém những tập đoàn lớn. Giám đốc điều hành Joachim Kreuzburg của Sartorius, một hãng phát triển công nghệ điện thoại di động cho biết họ không hướng tới một ngành kinh doanh tiềm năng béo bở mà hướng tới cung cấp “thiết bị” cho những công ty đang hoạt động trong ngành này.

“Chúng tôi không cố gắng cạnh tranh trong một ngành kinh doanh béo bở. Chúng tôi chỉ cung cấp thiết bị cho những người đang cạnh tranh cho ngành kinh doanh đó”, ông Kreuzburg nói.

Hầu hết các Mittelstand đều phấn đấu để đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực mà họ hoạt động và chủ yếu làm việc với những khách hàng là công ty (B2B). Lẽ tất nhiên, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của những công ty này khá cao.

Theo những nghiên cứu gần đây, các công ty hàng đầu của Mittelstand có tỷ lệ bằng sáng chế bình quân trên mỗi nhân viên cao gấp 5 lần so với các tập đoàn lớn, nhưng chi phí bình quân cho mỗi bằng sáng chế của họ chỉ bằng 1/5 so với các tập đoàn.

2. Lợi nhuận ngắn hạn không phải tất cả

Có một thực tế đáng ngạc nhiên là có rất ít các công ty thuộc Mittelstand được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thay vào đó, các gia đình quản lý những công ty này cố gắng kiểm soát công ty để chúng không rơi vào tay người ngoài.

Rõ ràng, lợi nhuận trước mắt của việc bán cổ phiếu lần đầu cũng như giàu có hơn khi niêm yết trên sàn chứng khoán không phải mục tiêu cao nhất của những Mittelstand này. Thay vào đó, họ tập trung vào những giá trị dài hạn hơn.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các Mittelstand luôn ổn định (%)

Hãy lấy ví dụ hãng Senheiser chuyên sản xuất thiết bị âm thanh với quan điểm giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao và lợi nhuận không bị xé lẻ qua các quý. Nhiều chuyên gia cho rằng Senheiser có rủi ro cao khi tập trung hóa quyền kiếm soát cũng như có khả năng gặp khó về tài chính nếu có vấn đề xảy ra.

Tuy nhiên, hãng lại cho rằng chính việc mở rộng chủ sở hữu sẽ tạo nên sự bất ổn cho công ty và chiến lược tập trung hóa quyền kiểm soát đã đem lại thành công cho Sennheiser suốt từ khi hãng mới thành lập.

Trong chiều dài lịch sử của Sennheiser, hãng luôn có tăng trưởng doanh thu hàng năm và chỉ duy nhất sụt giảm 1% vào năm 2009.

Thậm chí, dù nhiều công ty gia đình trị ở thế hệ thứ 4-5 phải thuê giám đốc bên ngoài nhưng họ vẫn giữ vững nguyên tắc gắn bó lâu dài với nghề cũng như những mối quan hệ bền vững với khách hàng.

3. Môi trường làm việc chuyên nghiệp

Những nhà quản lý của Mittelstand thường tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên của họ. Các giám đốc thường xuyên đi dạo quanh nhà máy để hiểu rõ công việc của từng nhân viên. Tất cả những nhà quản lý của các công ty gia đình trị đều tận tâm thấu hiểu cho công việc của các nhân viên và cố gắng hết sức để những nhân viên này có thể phát triển.

Chính mối quan hệ khăng khít này đã tạo nên một tinh thần làm việc đồng đội, hợp tác, chia sẽ cũng như văn hóa tin tưởng và có tính cam kết cao trong doanh nghiệp. Không có gì khó hiểu khi tỷ lệ nghỉ việc tại các Mittelstand chỉ chưa đến 2%, thấp hơn rất nhiều so với mức 30% của các tập đoàn lớn ở Mỹ.

Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp dưới 25 tuổi tại Đức chỉ vào khoảng 7,8%, thấp hơn rất nhiều so với những nước khác như Thụy Điển (22,1%) hay Tây Ban Nha (54%).

Những doanh nghiệp càng nhỏ tại Đức thì tỷ lệ đầu tư lại cho nhân viên từ lợi nhuận lại càng cao.

Rõ ràng, việc xây dựng một mối quan hệ dài hạn giữa doanh nghiệp với nhân viên đã tạo nên những kết quả thành công cho các công ty gia đình trị cũng như thúc đẩy được sự sáng tạo trong người lao động.

Không chỉ riêng các nhà máy mà còn trong những mảng quản lý khác.

Ví dụ như công ty Friedhelm Loh hiện đang hợp tác với Đại học Mittelhessen nhằm kết hợp lý thuyết trong chương trình dạy học với thực tế. Theo đó, sinh viên có thể áp dụng trực tiếp những gì mình học vào các công việc của công ty.

Bằng việc phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, hãng Friedhelm Loh có thể tuyển dụng tốt hơn cũng như kết nối hiệu quả hơn với nhân viên của mình. Trong năm vừa qua, Friedhelm Loh được bầu là công ty có chế độ tuyển dụng tốt nhất tại Đức năm thứ 8 liên tiếp.

4. Kế hoạch đầy tham vọng

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều hãng Mittelstand đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng hay tham gia những dự án điên rồ. Các nhà quản lý vẫn nắm chắc rằng họ có thể hoàn thành được mục tiêu, nhưng bên cạnh đó, việc đặt ra những kế hoạch lớn có thể giúp tập thể nhân viên trở nên gắn kết và hợp tác hơn.

CEO Martin Herrenknecht của hãng Herrenknecht AG cho rằng việc xác lập những mục tiêu đầy tham vọng sẽ kéo toàn thể nhân viên công ty tụ lại cùng nhau và nhìn về một hướng để có thể hoàn thành kế hoạch.

Hãng Herrenknecht AG hướng đến mục tiêu là công ty hàng đầu của ngành công nghiệp xây dựng đường hầm và mới đây, doanh nghiệp này đã hoàn thành tuyến đường sắt ngầm Gotthard dài nhất thế giới.

Tổng số tiền đầu tư xây dựng nhà máy mới (tỷ Euro) và tỷ lệ tham gia của các Mittelstand tại Đức.

Tất nhiên, những gia đình điều hành công ty như Herrenknecht không quá tập trung vào vấn đề lợi nhuận mà hướng đến một mục tiêu dài hạn hơn, còn lợi nhuận tự nhiên sẽ đến khi họ hoàn thành mục tiêu đó.

Ông Herrenknecht khởi nghiệp cách đây 40 năm với duy nhất 1 kỹ sư. Trong 10 năm qua, số chuyên gia của công ty đã tăng gấp 4 lần lên 5.000 người.

5. Tận dụng lợi thế truyền thống của công ty gia đình trị

Những Mittelstand tại Đức đã tận dụng vô cùng suất xắc những lợi thế của việc kinh doanh lâu dài nghề truyền thống. Nguồn lực tài chính của họ được xây dựng qua nhiều thế hệ, định hướng kinh doanh dài hạn, văn hóa làm việc thân thiện như gia đình và trên hết là sự rộng rãi trong việc điều hành công ty mà không chịu sự ảnh hưởng từ cổ đông hay những chủ sở hữu khác.

Tất nhiên, kiểu kinh quản lý này của Mittelstand cũng có nguy cơ khi doanh nghiệp dễ bị tổn thương khi không có một kế hoạch chu toàn trong quá trình chuyển giao quyền lực giữa 2 thế hệ.

Nguy cơ nữa là khi các thế hệ trong gia đình bắt đầu nhiều lên, sự ganh ghét, cạnh tranh tài sản cũng như những quan điểm bất đồng có thể nảy sinh và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.

Những Mittelstand của Đức có tỷ lệ nhất trí cao trong việc quản lý, làm việc cũng như hợp tác.

Tuy nhiên, những vụ tranh giành tài sản trong lịch sử các Mittelstand tại Đức đã quá nhiề và mọi người giờ đây đã học khôn. Những dịch vụ tư vấn về pháp luật và kinh doanh tại Đức đã ra đời nhằm giải quyết các tranh chấp trong gia đình liên quan đến vấn đề tài sản cũng như hướng đi của công ty gia đình trị.

Ví dụ như công ty Freudenberg với 8 thế hệ và với hơn 300 gia đình thành viên vãn có thể phát triển với những định hướng rõ ràng, văn hóa làm việc được duy trì cũng với những quy định nghiêm ngặt nhằm tránh các thành viên trong gia đình đi chệch khỏi định hướng kinh doanh truyền thống.

AB

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Theo cafebiz.vn

Từ khóa : tập đoàn quốc doanh, hệ thống doanh nghiệp, nền kinh tế Đức