Chế biến sâu: "Chìa khóa" nâng cao giá trị cà phê
Hiện xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn 92%, chỉ 8% cà phê được chế biến sâu. Do đó, để nâng cao nâng cao giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ chế biến sâu
Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, hiện được xuất khẩu sang hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam lại chiếm tỷ trọng lớn 92%, chỉ 8% cà phê được chế biến sâu.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đang đẩy manh đầu tư công nghệ chế biến sâu cà phê, nhằm tận dụng cơ hội từ các hiệp đinh thương mai tự do mang lại |
Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao nâng chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, xuất khẩu bền vững doanh nghiệp (DN) cà phê thay vì xuất khẩu sản phẩm thô, thì cần đầu tư cho công nghệ chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại - Chủ tịch Hiệp Hội cà phê - Cacao Việt Nam cho biết, với 14 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương đã ký kết, mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với cà phê nhân của Việt Nam vào các nước nhập khẩu đều bằng 0, trừ một số nước còn duy trì mức thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 5 - 10% đến năm 2020.
Ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại - Chủ tịch Hiệp Hội cà phê - Cacao Việt Nam: Các DN cần nâng cao năng lực sản xuất chế biến chuyên sâu, nâng cao chuỗi giá trị, thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế |
“Đây là cơ hội mở ra thị trường rộng lớn cho ngành cà phê rang xay và cà phê hòa tan của Việt Nam. Các DN cần tận dụng cơ hội này nâng cao năng lực sản xuất chế biến chuyên sâu, nhằm nâng cao chuỗi giá trị, thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế” - ông Lương Văn Tự nhấn mạnh.
Theo ghi nhận thực tế, thời gian qua nhiều DN trong nước và DN FDI đẩy mạnh đầu tư cho chế biến sâu. Đặc biệt, DN đã chú trọng đến việc đầu tư dây chuyền công nghệ tiến tiến của châu Âu và chất lượng nguyên liệu đầu vào. Đơn cử như, Công Ty CP Tập đoàn Intimex vừa khánh thành đưa vào vận hành Nhà máy chế biến cà phê hòa tan Intimex Bình Dương.
Nhà máy cà phê hoa tan Intimex Bình Dương được đầu tư xây dựng trên dây chuyên công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới của Công ty GEA Niro (Đan Mạnh) và công nghệ nổi tiếng RG của công ty sản xuất máy rang hàng đầu thế giới là Neuhanus Neotec (Đức). Đây là đây chuyền tự động sản xuất khép kín với chuẩn công nghệ 4.0.
Nhà máy cà phê hòa tan Intimex Bình Dương đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến của Tập đoàn GEA Niro (Đan Mạch) |
Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex - cho biết, sau khi hoạt động chính thức và đạt công suất trong năm đầu 2020, Tập đoàn Intimex sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư đến năm 2025, đạt công suất 20.000 tấn/năm với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD và trở thành nhà sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu Việt Nam. Nhà máy cà phê hòa tan Intimex Bình Dương chính là bước khởi đầu đột phá của Intimex Group góp nâng cao cho giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê Việt, đồng thời giúp Intimex phát triển bền vững.
Trước đó cũng tại Bình Dương, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) khánh thành Nhà máy Tata Coffee Việt Nam, có công suất 5.000 tấn/năm. Đây là nhà máy sản xuất cà phê sấy lạnh, với tổng vốn đầu tư hơn 65 triệu USD, cung ứng các sản phẩm cà phê hòa tan cho thị trường toàn cầu.
Cuối năm 2018, Công ty Cà phê Tín Nghĩa đưa thêm một dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan công suất 10.000 tấn/năm vào hoạt động tại Đồng Nai, nâng năng lực chế biến cà phê hòa tan của Việt Nam…
Doanh nghiệp cà phê trong nước đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến sâu, để nâng thị phần xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan |
Bên cạnh đầu tư các dây chuyên công nghệ tiên tiến của châu Âu, các DN còn áp dụng hàng loạt các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như BRC ISO 22000… Các nhà máy chế biến sâu đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời hướng tới xuất khẩu bền vững.
Thời gian qua, bên cạnh các DN cà phê có thương hiệu tại Việt Nam, đã có thêm nhiều công ty mới gia nhập thị trường cà phê như: Công ty XNK cà phê Vĩnh Hiệp, Công ty An Thái, Công ty Việt Mỹ… cũng đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến sâu, để nâng thị phần xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan lên cao hơn nữa.
“Để đạt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, hiện nay Hiệp hội đang đang kêu gọi các DN đầu tư vào công nghệ rang xay và cà phê hòa tan, để nâng cao chuỗi giá trị và hướng tới xuất khẩu bền vững. Trong 10 năm tới việc đầu tư công nghệ chế biến sâu sẽ giúp nâng tỷ trọng xuất khẩu cà phê chế biến lên 20%” - Chủ tịch Hiệp Hội cà phê - Cacao Việt Nam cho hay.
Từ khóa : Chế biến sâu, giá trị cà phê