10 xu hướng nhân sự cần chú ý trong năm 2020 từ góc nhìn chuyên gia (P2)

Trong cuốn sách “The 2020 Workplace: How Innovative Companies Attract, Develop, and Keep Tomorrow's Employees Today”, Jeanne Meister – một chuyên gia tư vấn lãnh đạo nhân sự - đã chỉ ra 10 xu hướng mà bộ phận nhân sự cần chú ý tới trong năm 2020 và trong thập kỉ mới.

6. Rà soát lại đặc tính vật lý, cảm xúc và môi trường của nơi làm việc

Future Workplace và View gần đây đã khảo sát hơn 1.600 nhân viên trên khắp Bắc Mỹ để tìm ra phúc lợi sức khỏe nào quan trọng nhất với họ và những đặc quyền này ảnh hưởng đến năng suất như thế nào.

Ngạc nhiên là nhân viên chỉ muốn những điều cơ bản như chất lượng không khí tốt hơn, tiếp cận nhiều hơn với ánh sáng tự nhiên, và khả năng tự trang trí không gian làm việc của họ, thay vì các lợi ích xa xỉ như phòng gym, bàn đứng hay phòng thiền.

Những giám đốc bộ phận nhân sự nên có cái nhìn toàn diện về sức khỏe môi trường làm việc bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc và sức khỏe môi trường. Sau đó, họ nên tiến hành rà soát để xác định cách thức cải thiện tất cả các khía cạnh của môi trường làm việc.

7. Áp dụng thực tế ảo trong đào tạo doanh nghiệp

Thực tế ảo (VR) có thể chưa đạt được tiềm năng thực sự của nó trên thị trường tiêu dùng, nhưng nó đang phát triển trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp. Theo ABI Research, thị trường đào tạo bằng VR sẽ đạt 6,3 tỷ USD vào năm 2022.

Những công ty tiên phong trong thị trường này, Stribr và Mursion, đang cung cấp các giải pháp VR cho một loạt các khóa đào tạo đa dạng như đào tạo an toàn sản xuất, đào tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát triển khả năng lãnh đạo và đổi mới trải nghiệm của nhân viên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng học tập bằng cách nhập vai có thể tạo điều kiện thay đổi hành vi trong phát triển các kỹ năng mới tại nơi làm việc.

Verizon đã sử dụng VR để đào tạo quản lý và nhân viên cửa hàng cách thức xử lý một vụ cướp. VR cho phép họ thực hành các phản ứng khác nhau khi phải đối mặt với một vụ cướp tiềm năng. Khảo sát các quản lý cửa hàng Verizon sau đó cho thấy 95% nói họ hiểu rõ hơn các yếu tố cần xem xét trong một vụ trộm thực tế thông qua đào tạo VR so với các loại hình đào tạo truyền thống.

8. Định nghĩa lại học tập kết hợp bao gồm huấn luyện theo yêu cầu

Hầu hết các giải pháp huấn luyện đều tốn kém, mất thời gian và dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao. Vào năm 2020, phương pháp này dường như không phù hợp với hơn 60% lực lượng lao động toàn cầu là Millenials và Gen Z.

Mars, Incorporated – công ty thực phẩm, chăm sóc thú cưng và bánh kẹo toàn cầu – cảm thấy rằng các phương pháp đào tạo hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu của nhân viên hiện đại, hoặc quy mô và sự đa dạng ngày càng tăng của công ty.

Thông thường, ở Mars, đào tạo lãnh đạo được dạy trong lớp học và được cung cấp cho dưới ½ lãnh đạo mới trên phạm vi toàn cầu. Cách tiếp cận này hạn chế khả năng tiếp cận và không phù hợp với các nguyên tắc và văn hóa bình đẳng ở Mars.

Vào năm 2019, Summer Davies và nhóm của trường Đại học Mars đã đổi mới chương trình đào tạo lãnh đạo mới bằng cách khởi động một chương trình phát triển hoàn toàn ảo, Great Line Management Experience (GLMe). Chương trình này bao gồm nội dung kỹ thuật số kết hợp huấn luyện theo yêu cầu và được cá nhân hóa.

Đến nay, hơn 2.000 nhà lãnh đạo mới đã tham gia chương trình. Thiết kế này đã mang lại ý nghĩa mới cho “học tập kết hợp”, không chỉ còn mang nghĩa kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến nữa mà giờ đã bao gồm cả huấn luyện theo yêu cầu.

9. Tuyển dụng kỹ năng thay vì bằng đại học

Ngày càng nhiều công ty đang thử nghiệm tuyển dụng dựa trên kỹ năng hoặc thiết lập các kỹ năng và yêu cầu năng lực cụ thể cho một công việc thay vì chỉ nhìn vào bằng cấp của ứng viên. Các công ty nhận ra rằng họ cần khai thác các nguồn nhân lực mới và nới lỏng một số yêu cầu trong quá khứ để tìm ứng viên thích hợp cho các vị trí trống.

Theo GlassDoor, các công ty bao gồm Apple, Bank of America, Google và Nordstrom sẽ xem xét và tuyển dụng các ứng viên mà không yêu cầu bằng đại học.

10. Biến trải nghiệm tại nơi làm việc thành ưu tiên hàng đầu

Tư duy “nhân viên cũng là khách hàng” đòi hỏi quản lý nhân sự phải suy nghĩ lại về những khoảnh khắc quan trọng đối với nhân viên – từ ngày đầu đi làm cho đến khi họ rời khởi tổ chức. Nội dung công việc cần phải không có xích mích, kỹ thuật số và cá nhân hóa.

Quản lý nhân sự tại các công ty như IBM, Airbnb và HP đang thực hiện kế hoạch này bằng cách thành lập các nhóm chức năng chéo có thành viên tới từ HR, bất động sản, IT cùng nhau phát triển tầm nhìn chung để xác định các khoảnh khắc quan trọng đối với các phân khúc nhân viên khác nhau.

Diane Gherson, giám đốc nhân sự của IBM, nói: “Công việc của chúng tôi trong lĩnh vực nhân sự là tạo ra vũ trụ kết nối, minh bạch, di động, cá nhân hóa, có thể tìm kiếm và 24/7 thông qua nơi làm việc và các công cụ của chúng tôi.” Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra trải nghiệm nhân viên tương đồng với trải nghiệm khách hàng tốt nhất mà công ty có thể cung cấp.

K Nguyễn

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Theo cafebiz.vn

Từ khóa : xu hướng, nhân sự, chuyên gia