Tìm hướng vượt sóng lớn
Dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ bị co hẹp, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, xuất khẩu (XK), hàng không... bị thiệt hại nặng nề, tác động mạnh đến đà tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN).
Thách thức bủa vây
Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực. Thời điểm khi dịch mới khởi phát tại Trung Quốc, DN Việt chỉ đối diện với thách thức thiếu nguyên liệu, khó khăn trong sản xuất. Nay khi dịch đã lan rộng ra toàn cầu, việc sản xuất, XK của DN đang chịu tổn thất nặng, nhất là khi Liên minh châu Âu (EU) quyết định đóng cửa toàn bộ đường biên với các nước khác trong vòng 30 ngày.
Ông Nguyễn Chí Trung - Tổng giám đốc Công ty TNHH Giày Gia Định - cho biết, hiện tại đã có khoảng 50% đơn hàng bị hủy bởi các khách hàng từ châu Âu và Mỹ. Tính từ đầu năm, số lượng đơn hàng cũng giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước. Để duy trì sản xuất, công ty đã cho gần 1.000 trong số 4.000 công nhân nghỉ việc vô thời hạn, nhưng vẫn trả lương 100%, chưa kể các khoản tiền đóng bảo hiểm, tiền điện, nước, mặt bằng và chi phí bảo dưỡng máy móc…
Lệnh đóng cửa đường biên giới của EU ảnh hưởng đến xuất khẩu của ngành gỗ |
“Từ đây đến cuối tháng, nếu không có dấu hiệu khả quan thì chúng tôi buộc lòng phải cho toàn bộ công nhên nghó viïåc” - ông Nguyễn Chí Trung chia sẻ.
Còn theo ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh (AGTEK), ước tính trong tháng 3 sẽ có tới 50% DN dệt may phải đóng cửa, ngưng sản xuất do chưa có nguyên liệu và sụt giảm đơn hàng.
Ông Trần Như Tùng - Thành viên HĐQT Công ty Dệt may Thành Công - dự báo, việc EU và Mỹ đóng cửa có thể sẽ sụt giảm từ 10 - 15% số lượng đơn hàng từ tháng 4 tới.
Vúái ngaânh göî, öng Nguyïîn Chaánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - nhận định, tỷ trọng XK qua EU của ngành gỗ sẽ giảm từ 30 - 40% trong năm nay, nếu lệnh đóng cửa tiếp tục kéo dài.
Chủ động tìm giải pháp
Trûúác khoá khăn trên, mỗi ngành, mỗi DN đều có hướng đi riêng để vượt qua. Bà Khưu Thị Thanh Thủy - Tổng thư ký AGTEK - cho biết, gần chục DN hội viên của Hội tham gia vào hoạt động sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn. Theo đó, dù sản xuất khẩu trang vải không mang lại lợi nhuận, nhưng cũng giúp một số DN giải quyết được khó khăn về đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh khó cả đầu vào và đầu ra như hiện tại.
Với ngành thủy sản, ông Bùi Bá Sûå - Phoá tổng giám đốc kinh doanh Tập đoàn Việt - Úc - chia sẻ: Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các nước giảm, song khi dịch qua đi nhu cầu sẽ tăng lên. Vì thế, Việt-Úc đã và đang có chính sách hỗ trợ tôm giống cho người nuôi, góp phần giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao chất lượng tôm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Đồng hành cùng DN, ngành Công Thương các địa phương đã rốt ráo thực hiện những giải pháp gỡ khó cho DN. Điển hình, tại tỉnh Đồng Tháp, Bình Thuận, ngành Công Thương địa phương đã chủ động kết nối tiêu thụ trong nước và mở rộng XK sang các quốc gia lân cận.
Bà Trương Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai - cho hay: Tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan thuế, hải quan xem xét không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các DN không có dấu hiệu vi phạm, giúp DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động. Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hướng dẫn thực hiện tạm dừng BHXH đối với các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 và không tính lãi chậm nộp phạt.
2 tháng đầu năm 2020, cả nước có 16.151 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, 2.807 DN hoàn tất thủ tục giải thể. |
Từ khóa : Dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ, dịch vụ, du lịch, xuất khẩu, hàng không, thiệt hại nặng nề