Sức mua chậm tại các chợ đầu mối sau thời gian giãn cách xã hội

Sau thời gian giãn cách xã hội, hoạt động giao thương ở các chợ đầu mối tại Hà Nội đã tấp nập trở lại. Lượng hàng hóa tiêu thụ có tăng từ 10-15%, tuy nhiên sức mua tại các chợ vẫn chậm.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, rạng sáng ngày 29/4 tại chợ đầu mối Long Biên (Ba Đình, Hà Nội), hoạt động kinh doanh mua bán tại đây nhộn nhịp trở lại sau thời gian nới lỏng giãn cách xã hội. Nhiều chuyến xe chất đầy hàng hóa nối đuôi nhau ra vào chợ. Lượng công nhân lao động làm thuê, kéo hàng, bốc vác đã đi làm trở lại nhiều hơn. Tâm lý của người dân cũng phần nào giải tỏa bớt căng thẳng khi đến chợ mua sắm.

suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Quang cảnh chợ Long Biên lúc 2h sáng ngày 29/4

Chị Nguyễn Thị Lan, một tiểu thương bán hoa quả tại chợ Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, từ ngày 23/4 sau thời gian giãn cách, các tiểu thương và các mối buôn đến chợ mua bán trở lại có tăng thêm. Lượng hàng hóa tiêu thụ cũng tăng, tuy nhiên sức mua vẫn chậm so với thời điểm trước dịch.

"Các mặt hàng bán chạy nhất tại chợ vẫn là các mặt hàng hoa quả thông dụng như cam, quýt, dưa hấu, dứa... Các mặt hàng nông sản, hải sản giảm nhẹ, tuy nhiên giá cả ổn định. Dù lượng hàng hóa bán ra tại cửa hàng tôi có tăng từ 10-15% sau thời gian cách ly xã hội, tuy nhiên sức mua của người dân vẫn chậm. Nếu như thời điểm trước dịch trung bình ngày tôi bán được 7 tấn thì nay chỉ bán được gần 3 tấn", chị Lan cho biết.

Bà Phan Thị Lĩnh, tiểu thương bán hải sản tại chợ Long Biên cho biết, sau một tuần hết thời gian giãn cách, lượng hàng tại quầy của bà có bán được nhiều hơn do nhiều cửa hàng ăn uống đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể, vì 50% lượng tiêu thụ các mặt hàng hải sản phụ thuộc vào các nhà hàng, khách sạn phục vụ nhu cầu cưới hỏi, tiệc tùng.

Theo phản ánh của các tiểu thương, mặc dù đã được nới lỏng giãn cách nhưng số lượng người đến chợ vẫn còn hạn chế, lượng bán các mặt hàng cũng chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Nguyên nhân là do tâm lý người dân vẫn hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người, và một phần người dân đã có thói quen chuyển qua mua sắm online nhiều hơn.

suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Dù lượng hàng hóa tiêu thụ có tăng hơn từ 10-15%, tuy nhiên sức mua tại chợ vẫn chậm

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban quản lý (BQL) chợ Long Biên cho biết, sau thời gian giãn cách xã hội, các tiểu thương trở lại buôn bán nhiều hơn nên lượng khách tới chợ có đông hơn so với thời điểm trước. Tuy nhiên, vì vẫn đang trong thời gian thực hiện nới lỏng giãn cách nên ban quản lý chợ vẫn yêu cầu bà con tuân thủ các quy định đảm bảo điều kiện phòng dịch.

“Để đảm bảo phòng chống dịch, chúng tôi đã phát 20.000 khẩu trang cho tiểu thương, lập chốt, lấy khai báo y tế cho hơn 2.000 người trên địa bàn. Đồng thời, đơn vị cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho các hộ kinh doanh tại chợ và ký cam kết để đảm bảo người ngoại tỉnh đi lại, hạn chế tụ tập đông người”, ông Nghĩa nói.

Trái ngược với quang cảnh tại chợ Long Biên, chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) sau thời gian cách ly đã được mở bán trở lại, do trước đó chợ hoa phải tạm dừng hoạt động vì có liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 243 tại Hà Nội, nhưng hiện chợ rất vắng khách, chỉ lác đác vài người mua.

suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Một trong những chợ hoa đêm hoạt động náo nhiệt và lớn nhất miền Bắc lại đìu hiu vắng bóng khách,

Theo đại diện Ban quản lý chợ Quảng An, bình thường chợ có khoảng 300 gian hàng mở bán tấp nập cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên thời điểm hiện tại chỉ có khoảng hơn chục gian hàng mở cửa, lượng khách đến hỏi mua cũng rất ít.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhìn chung tất cả các mặt hàng hoa đều giảm từ 20-30% nhưng lượng mua vẫn hạn chế. Cụ thể: Hoa hồng các màu có giá dao động từ 100.000-120.000 đồng/ bó 50 bông. Hoa loa kèn có giá 120.000/ bó 30 bông. Các loại hoa trang trí dao động từ 70.000 – 100.000/ bó.

suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi

Lượng người mua sụt giảm nghiêm trọng là nguyên nhân lớn khiến nhiều sạp hoa ở chợ Quảng An rơi vào cảnh ế ẩm

Chị Hồ Thị Hương, tiểu thương tại chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, hôm nay là ngày thứ 6 sạp hoa mở bán lại sau khi phải tạm dừng hoạt động, tuy nhiên lượng khách vẫn thưa thớt, hàng bán cũng khá chậm. “Vớt vát vài đồng chi tiêu nên hằng ngày tôi vẫn tranh thủ ra chợ. Mỗi ngày tôi đầu tư vài chục triệu tiền hoa nhưng lợi nhuận không đáng kể. Trong khi, 2-3 ngày hoa không bán hết lại phải bỏ đi”, chị Hương trải lòng.

Một số hình ảnh Phóng viên ghi nhận tại chợ Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) và chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội):

suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Cảnh buôn bán về đêm ở Chợ Long Biên
suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Nhân viên Ban Quản lý chợ Long Biên luôn túc trực để nhắc nhở những người lao động không đeo khẩu trang và đảm bảo chấp hành đúng nội qui của chợ
suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Mặc dù đã được nhắc nhở nhưng việc người dân thực hiện đeo khẩu trang vẫn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh
suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Trong khi đó, không khí mua bán tại chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn đìu hiu vắng khách
suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Mặc dù ế khách, nhưng hầu hết các tiểu thương ở chợ vẫn vui vẻ, tích cực làm việc để hoạt động mua bán sớm trở lại như thời điểm chưa dịch
suc mua cham tai cac cho dau moi sau thoi gian gian cach xa hoi
Theo tìm hiểu, giá các loại hoa thời điểm này vẫn giữ mức ổn định, hoa ly dao động từ 150 đến 300 nghìn đồng/bó; các loại cúc từ 50 đến 100 nghìn đồng/bó.đồng/bó; các loại cúc từ 50 đến 100 nghìn đồng/bó

 

Theo Thanh Huyền - Đỗ Nga (Báo Công Thương Điện Tử)

Từ khóa : Sức mua chậm, chợ đầu mối,giãn cách xã hội