Đa dạng kênh tiếp cận vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
(CL&CS)- Theo các chuyên gia, các DN siêu nhỏ, vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm vị trí chủ chốt và là động lực chính cho sự tăng trưởng của quốc gia. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, song các DN siêu nhỏ, vừa và nhỏ hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi tìm tới nguồn vốn vay hợp lý.
Doanh nghiệp nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có gói hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Đó là gói tín dụng 300.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ người lao động và DN khó khăn trị giá 61.580 tỷ đồng đang được triển khai.
Ngoài ra, còn có các gói hỗ trợ khác về thuế, phí như giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với DN nhỏ và vừa từ Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa.
Những giải pháp mạnh mẽ này đã tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giúp DN, nhất là DN nhỏ và vừa, hồi phục sau dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều DN nhỏ và vừa vẫn chưa dễ tiếp cận được những nguồn vốn vay ưu đãi này bởi các ràng buộc về mặt thủ tục, quy trình thẩm định cho vay giữa các ngân hàng với DN…
Nhiều DN nhỏ và vừa vẫn chưa dễ tiếp cận được những nguồn vốn vay ưu đãi này bởi các ràng buộc về mặt thủ tục, quy trình thẩm định cho vay giữa các ngân hàng với DN.
Cùng với đó, nhiều ngân hàng vẫn thẩm định, đánh giá phần lớn các khoản vay bằng tài sản thế chấp, chứ chưa chú trọng nhiều vào việc thẩm định dựa trên hiệu quả từ phương án kinh doanh. Điều này sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro, trong khi DN, nhất là các DN nhỏ và vừa, sẽ không dễ tiếp cận nguồn vốn do không đủ các điều kiện vay vốn thế chấp.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại hiện nay chưa mạnh dạn thay đổi tư duy, chính sách cho DN nhỏ và vừa vay vốn, do còn e ngại không có hoặc có ít tài sản đảm bảo.
DN nhỏ, vừa, siêu nhỏ cũng gặp nhiều hạn chế như: hệ thống báo cáo tài chính chưa chuẩn chỉnh, chưa đầy đủ thông tin, hoặc thông tin chưa chính xác, nên gây khó khăn cho phía ngân hàng trong thực hiện thẩm định thông tin khách hàng; Đối với các khách hàng DN siêu nhỏ, do đặc thù khách hàng buôn bán nhỏ lẻ và thiếu bài bản trong quản lý tài chính, nên ngân hàng khó quản lý dòng tiền để thu hồi nợ.
Bà Shuyin Tang, đại diện cho Quỹ đầu tư Patamar – Quỹ dẫn đầu vòng đầu tư, chia sẻ: “Tại Việt Nam, các DN siêu nhỏ, vừa và nhỏ chiếm vị trí chủ chốt và là động lực chính cho sự tăng trưởng của quốc gia. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, song các DN siêu nhỏ, vừa và nhỏ hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi tìm tới nguồn vốn vay hợp lý. Tuy các dịch vụ hỗ trợ tài chính phục vụ phân khúc này đang ngày càng nhận được sự quan tâm rộng rãi, nhưng thị trường Việt Nam vẫn vắng bóng các giải pháp thực sự hiệu quả”.
Đa dạng nguồn vốn vay
Theo các chuyên gia, các ngân hàng cần tháo gỡ một số rào cản về thẩm định, chứng minh thiệt hại do Covid-19 gây ra, chứng minh tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ… bởi đây đang được xem là nút thắt lớn nhất để DN tiếp cận được nguồn vốn vay.
Hiện nay, không ít đơn vị cho thuê tài chính có hướng tiếp cận vốn đơn giản hơn, dù lãi suất cao hơn của các ngân hàng. DN có thể được cho vay bằng chính tài sản dự kiến đầu tư. Nếu các kênh hỗ trợ chính thống của nhà nước đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi như vậy, DN sẽ dễ tiếp cận với nguồn vốn dồi dào để phát triển.
Bà Shuyin Tang cho biết, các dịch vụ hỗ trợ tài chính để hỗ trợ cho các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Bà Shuyin Tang khẳg định, ở Việt Nam, Kim An Group chính là một điểm sáng hiếm hoi trong thị trường, giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn.
Chia sẻ với phóng viên, Bà Phạm Phương Thảo - Giám đốc Kim An Group cho biết công ty sẽ nhận được một khoản đầu tư Series A từ 03 quỹ đầu tư hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á là Patamar Capital, Viet Capital Ventures và East Ventures để tăng cường phát triển hệ thống công nghệ lõi nhằm cung cấp dữ liệu, chấm điểm tín dụng và kết nối khách hàng đến các định chế tài chính tại Việt Nam.
Sau gần 02 năm hợp tác với các ngân hàng và công ty tài chính, hơn 25.000 khoản vay tiêu dùng đã được giải ngân đến khách hàng thông qua Kim An Group. Ông Bình Đức Hạnh – Giám đốc Kinh doanh của Kim An Group cho biết, Kim An Group đã kí kết với nhiều công ty tài chính, ngân hàg nhằm triển khai mở rộng phạm vi hợp tác và phát triển các khoản vay tiêu dùng cho các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vi mô; đồng thời cung cấp công nghệ để tăng khả năng kết nối giữa các tổ chức tín dụng đến các phân khúc khách hàng.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mai Điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết: Việc Kim An sử dụng nền tảng công nghệ để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các các dịch vụ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử là một bước đi đúng đắn và cần thiết cho thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, giảm thiểu tín dụng đen.
Vy Vy
Theo www.chatluongvacuocsong.vn
Từ khóa : tiếp cận vốn, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa