Black Friday phiên bản Việt có đáng để săn lùng như phiên bản Mỹ?

(DĐDN) – Nhiều người Việt quyết săn hàng hiệu dịp Black Friday ở nước ngoài và chấp nhận trả phí mua hộ và vận chuyển cao trong khi đó lại thờ ơ với những khuyến mại giảm giá tới 50-70% trong nước. Năm 2016, Online Friday trở lại, liệu có thể lấy lại niềm tin từ khách hàng?

Mất lòng tin với những con số khuyến mại

Black Friday ở Mỹ là dịp mua sắm được người dân mong chờ nhất trong năm. Bởi trong dịp này, nhiều mặt hàng mới được giảm giá ở mức 30-70%. Vì thế, người dân ở quốc gia này phải dựng lều trước trung tâm thương mại, siêu thị từ tối hôm trước. Họ chen lấn, giành giật thậm chí là giẫm đạp lên nhau để kịp săn hàng giảm giá.

Ngày hội mua sắm này của người Mỹ đang được du nhập vào nhiều nước quanh khu vực và sang cả Châu Á. Ở Trung Quốc, phiên bản Black Friday chính là Singles’ Day (ngày lễ độc thân), ở Hàn Quốc là Beufle và Nga là Cyber Monday (Thứ hai điện tử).

Tuy nhiên, tại Việt Nam, các chương trình gắn mác “hàng giảm giá” lại không được người dùng tin tưởng. Các mặt hàng tham gia khuyến mãi yếu là hàng tồn kho, không đảm bảo chất lượng và giá vẫn cao “trên trời”.

Ngay cả một trong những sự kiện giảm giá lớn ở Việt Nam – Ngày hội mua sắm trực tuyến (hay còn gọi là Online Friday) cũng làm người tiêu dùng thất vọng hơn về “hàng giảm giá”.

Năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức một ngày hội mua sắm trực tuyến. Khác với sự kì vọng về một “Black Friday phiên bản Việt” của nhiều người, kết quả về công tác tổ chức chương trình vẫn khiến nhiều người phải thất vọng. Nhiều doanh nghiệp tham gia mang yếu tố trục lợi, giá khuyến mãi nhưng vẫn còn cao và chưa đúng với giá thị trường, chưa được kiểm soát hết, người mua sắm chưa được hưởng những quyền lợi tối đa mà chương trình mong muốn mang lại.

Năm 2015, mặc dù đã khắc phục được một số nhược điểm của năm trước nhưng sự kiện vẫn có những lỗ hổng sai sót, mà lỗ hổng lớn nhất mang tên “khuyến mãi ảo”.

Theo ông Lê Đức Anh đại diện Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, lý do khách hàng Việt ưa chuộng săn hàng giảm giá ở nước ngoài cũng một phần “tình cảm” họ dành cho các thương hiệu lớn, mua sắm chuyên nghiệp. Song, cũng phải kể tới việc các đơn vị trong nước đã đưa ra mức khuyến mại thật hay không, chất lượng hàng hóa như thế nào? 

Nhiều mong đợi vào ngày hội mua sắm phiên bản Việt

Năm 2016, Online Friday trở lại bằng chương trình “Ngày mua sắm mùa thu” diễn ra vào 30/9, với các hoạt động khuyến mãi giảm giá tại hàng loạt các gian hàng tại các điểm bán offline và online hứa hẹn sẽ có những thay đổi đáng kể, phát triển theo xu hướng của các đợt giảm giá nước ngoài.

Khởi động từ 0h ngày 30/9 tại địa chỉ website http://onlinefriday.vn/ và ứng dụng Online Friday trên nền tảng di động, ngày hội Online Friday Mua sắm mùa thu 2016 đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp tham gia với hơn 61.000 sản phẩm khuyến mãi hấp dẫn.

Các sản phẩm đảm bảo đến từ nhóm doanh nghiệp có cam kết với chương trình, với những tên tuổi lớn như Samsung, Asus, Acer, Dell, HP, Oppo, Microsoft, Huawei. Doanh nghiệp nhập khẩu thời trang như Maison JSC, Hoàng Phúc International, doanh nghiệp thương mại điện tử Lazada, Adayroi, Tiki, Sendo, Hotdeal, Zalora…

Ngoài ra còn có sự tham gia của các chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, Viễn Thông A, FPT Shop, Viettel Store, hệ thống các trung tâm thương mại Vincom của tập đoàn VinGroup, Aeon…sẽ giúp khách hàng có thêm những lựa chọn phong phú khi mua sắm.

Trở lại lần này, Online Friday 2016 đã có những sự thay đổi đáng kể, phát triển theo xu hướng của các đợt giảm giá nước ngoài. Online Friday 2016 đã có một sự chuẩn bị đầy khá tốt cho sự kiện chính vào tháng 12.

 Năm 2016, Online Friday trở lại, liệu có thể lấy lại niềm tin từ khách hàng?

Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động Online Friday năm nay là sự kiện BigOff lần đầu tiên tổ chức tại không gian phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội từ ngày 1-4/12. Đây là cơ hội để người dân được trải nghiệm, mua sắm ưu đãi, đồng thời cũng là cơ hội để ư “xoay ngược chiều” những ấn tượng không tốt từ khách hàng năm trước.

Một điểm khác biệt đáng chú ý nữa ở ngày hội mua sắm năm nay đó là sự đảm bảo chất lượng mặt hàng đi kèm với giá tốt từ ban tổ chức, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp độn lên rồi giảm giá, đến khi so sánh với giá thị trường thì vẫn cao hơn rất nhiều.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có cam kết với chương trình, với những tên tuổi lớn như Samsung, Asus, Acer, Dell, HP, Oppo, Microsoft, Huawei…

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm Online Friday sẽ diễn ra. Với những nỗ lực của Ban tổ chức, hy vọng Online Friday năm nay sẽ mang đến cho khách hàng những chương trình giảm giá đúng nghĩa, tạo nên một niềm tin mới về Online Friday ở Việt Nam.

Ngày hội mua sắm trực tuyến 2016 thông qua kênh bán hàng trực tuyến và sự kiện offline sẽ giúp khách hàng có cơ hội sở hữu những sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi đặc biệt.

Theo Nha Trang (enternews.vn)

Từ khóa : black friday