Doanh nghiệp “chóng mặt” bởi chính sách thay đổi

"Tôi đã chứng kiến một vụ việc tại Bà Rịa Vũng Tàu. Tại vụ việc này nhà nước đã đứng ra ký hợp đồng với doanh nghiệp nhưng sau đó khi chính sách thay đổi thì nhà nước lại đổi cách tính hợp đồng. Điều này khiến giá đất tăng 14 so với hợp đồng trước. Sự thay đổi đó làm nhà đầu tư “méo mặt” bởi mọi phương án lời lãi thành phá sản. Đây là rủi ro lớn và quá kinh khủng".

Câu chuyện này được ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam chia sẻ khi nói về rủi ro của các chủ đầu tư khi thực hiên dự án PPP.

Nhà đầu tư “nản lòng” vì… chính sách

Bà Vũ Quỳnh Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạc và Đầu tư) cho biết, trên thực tế việc triển khai dự án PPP còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến kết thực đầu tư của doanh nghiệp vào các dự án PPP chưa được như kỳ vọng.

Lý giải về điều này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, thông thường, các dự án PPP thường có thời gian rất lớn nên không thể tránh khỏi được các rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mặt chính sách.

“Vả lại thực tiễn cho thấy, hoạt động đầu tư theo hình thức PPP còn chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường… Trong khi, các luật trên tiếp cận theo quan điểm điều chỉnh các hoạt động đầu tư công và đầu tư tư nhân là chủ yếu, chưa xét đến đặc thù đầu tư PPP”, bà Lê nói.

Bằng thực tế kinh doanh, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch công ty cổ phần Tasco kể: Theo quy định pháp luật hiện hành, sau mỗi dự án PPP đề có khâu quyết toán nhưng vấn đề là có quá nhiều cơ quan kiểm tra, quyết toán các dự án PPP như kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, các đoàn thanh tra, kiếm tra… Nhiều khi cùng một dự án những mỗi đơn vị quyết toán lại đưa ra một kết quả khác nhau.

“Nhà nước nên chọn một cơ quan quyết toán, kiểm toán thôi và có thời điểm kết thúc chứ không thể để tình trạng như bây giờ, cứ để tình trạng quyết toán kiểm toán vô thời hạn, thích “lôi” ra lúc nào thì “lôi”, quyết toán không biết đến bao giờ mới xong thì doanh nghiệp vô cùng mệt mỏi”, ông Dũng kể.

Ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đèo Cả thì cho rằng, nói đến quan hệ đối tác công-tư là thể hiện tính bình đẳng của các bên tham gia. “Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng quan hệ cấp trên-cấp dưới, đưa ra các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào dự án, thậm chí thay đổi các điều khoản hợp đồng gây khó khăn cho doanh nghiệp”.

Theo quan điểm của ông Thủy, chính những bất cập này khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài “ngại” đầu tư vào các dự án PPP.

“Nhà đầu tư không “dám” đầu tư vào PPP bởi rủi ro về chính sách quá lớn. Chúng ta đang có Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP nhưng dường như không có nhà đầu tư nào có thể đáp ứng được Nghị định này”, ông Thủy nói và mong muốn có được sự ổn định trong chính sách để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư.

Cần cơ chế quản lý rủi ro

Hiện tại, việc lấy ý kiến hồ cho việc xây dựng Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư đang đang được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng các bộ ngành, các tổ chức hiệp hội lấy ý kiến.

Góp ý cho hồ sơ xây dựng Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco cho biết việc xây dựng Luật PPP là rất cần thiết, nhưng nếu không đưa được cơ chế chia sẻ rủi ro vào thì sẽ vẫn không thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, chất lượng.

 

Một số doanh nghiệp cho rằng nếu không đưa được cơ chế chia sẻ rủi ro vào thì sẽ vẫn không thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng, chất lượng.

Chia sẻ những vướng mắc với nhiều dự án đang “đắp chiếu” vì chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng, ông Dũng đề xuất: “Khi đã quy định, giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì cũng cần có cam kết về thời gian thực hiện, nếu không làm được phải có chế tài xử lý, tránh lãng phí thời gian và tiền của của doanh nghiệp”.

Về vấn đề này, ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đèo Cả thì cho rằng, nói đến quan hệ đối tác công-tư là thể hiện tính bình đẳng của các bên tham gia.

“Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng quan hệ cấp trên-cấp dưới, đưa ra các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào dự án, thậm chí thay đổi các điều khoản hợp đồng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi mong muốn Luật PPP sẽ đưa vào các nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc đó”, ông Dũng đề xuất.

Theo BizLive.vn(Huyền Trang/Diễn đàn Doanh nghiệp)

Từ khóa : PPP, Dự án bất động sản