Đẩy mạnh F&B, nâng tầm ẩm thực Việt Nam

(NTD) - Theo thống kê của Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam, hiện nay Việt Nam có tới 540.000 cửa hàng ăn uống. Tuy nhiên lượng cửa hàng tầm cao vẫn còn hạn chế. Vì vậy các chuyên gia đầu ngành luôn mong muốn tìm kiếm cơ hội học hỏi kinh nghiệm ẩm thực quốc tế nhầm nâng tầm ẩm thực Việt.

Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới – World Travel Awards lần thứ 26 và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực".

 Đây là thông tin được công bố tại chuỗi sự kiện ASIA Food and Beverage và ASIA Food and Beverage Summit do Hiệp hội văn hóa, ẩm thực Việt Nam (VCCA) và Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) tổ chức ngày 6/12 tại TP.HCM.

Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), ngành ẩm thực Việt có những bước tăng trưởng vượt bậc trong suốt 5 năm qua, biểu thị là số lượng nhà hàng, quán cà phê, Pub và Bar tăng lên rõ rệt, đặc biệt tại ba thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

Thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam cho biết cả nước hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Qua từng năm, con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể.

Với sự phát triển lớn mạnh liên tục của các chuỗi cửa hàng, nhà hàng trong nước. Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức chuỗi sự kiện ASIA Food and Beverage và ASIA Food and Beverage Summit dự kiến diễn ra ngày 5/3/2020 sẽ tập trung giải quyết như xu hướng phát triển, mô hình kinh doanh hiệu quả, chuẩn hóa và phát triển chuỗi, ứng dụng công nghệ...của ngành thực phẩm, nhà hàng.

Trong sự kiện còn có các hoạt động gồm triển lãm quốc tế với sự tham gia của hơn 30 nhà cung cấp F&B đến từ châu Á; phiên kết nối kinh doanh; lễ vinh doanh nhà hàng kết hợp với biểu diễn ẩm thực...

Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019" và đang được đề cử là "Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực."

Ngành ẩm thực Việt có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, từ hệ thống nhà hàng, khách sạn cho đến quán cà phê, địa điểm ăn uống...

Thị trường F&B Việt Nam liên tục thu hút nguồn đầu tư từ doanh nghiệp và sự gia nhập của đa dạng chuỗi kinh doanh toàn cầu. Trên nền tảng này, ngành ẩm thực Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra một nền văn hóa ẩm thực phong phú cho người tiêu dùng nội địa lẫn du khách quốc tế.

Để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Ông Lê Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa, ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho rằng vấn đề hiện nay là cần làm gì để kết nối và giới thiệu doanh nghiệp, thương hiệu F&B đến với người tiêu dùng, du khách trong, ngoài nước.

Đến năm 2023, doanh thu của ngành F&B tại Việt Nam có thể tăng hơn gấp đôi lên mốc xấp xỉ 408 tỉ USD. Cùng dân số thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng, ước đạt qui mô 45 triệu vào năm 2025, thị trường F&B tiếp tục trở thành một miếng bánh hấp dẫn nhà tư.

Do đó, ông Chử Hồng Minh cho rằng để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Nguyễn Ngọc

Theo www.nguoitieudung.com.vn

Từ khóa : F&B, nâng tầm, ẩm thực Việt Nam