Món thạch làm từ mai rùa gây tranh cãi ở nhiều quốc gia

Với người dân phương Tây, nơi rùa không được xem là món ăn thì đây quả là một loại thạch kỳ lạ không kém phần kinh dị.

Cứ vào mùa hè, người dân Trung Quốc lại nghĩ ngay đến món thạch rùa (cao quy linh) mát lạnh, giải nhiệt mà hầu như từ người lớn để trẻ nhỏ đều yêu thích. Món ăn này không chỉ được bày bán công khai ở hầu hết các quán ăn và quán giải khát mà người dân còn tự mua bột về nhà tự làm.

Nguyên liệu chính của thạch rùa là bột làm từ mai rùa và thảo mộc. Trong y học Trung Quốc, mai rùa rất giàu collagen, canxi, phốt pho và nhiều dưỡng chất khác. Một trong số đó, collagen là yếu tố quan trọng nhất để cho món thạch này có thể đông lại. Để cho món thạch rùa có hương vị đặc biệt, người ta cho cam thảo, mật ong, nhân sâm vào cùng. Về cơ bản nó có vị hơi đắng khó ăn, nhưng một khi đã ăn là sẽ rất nghiện và muốn ăn mỗi ngày.

Những con rùa được lấy mai mài thành bột phải là loại rùa vàng nhưng loài này hiện đang nằm trong danh sách đỏ. Do đó người ta sử dụng phần lớn rùa được nuôi trồng ở châu Á. Mai rùa sau khi được làm sạch và để khô trong vài năm mới được mài thành bột làm thạch.

Thạch rùa ngoài công dụng là giải nhiệt thì nó còn giúp điều chỉnh cân bằng âm dương cơ thể, ngăn ngừa sinh nhiệt, nóng, điều trị đau nhức cơ thể, đau họng, đờm...Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ độc tố, ngăn ngừa u nhọt, khô da...Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn thạch rùa, phụ nữ đang bị suy nhược cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt, người có bụng yếu, hoặc người già và trẻ em cũng không được phép ăn quá nhiều.

Từ khóa : Món thạch, mai rùa